(Thanhhoa.dcs.vn): Thực hiện Nghị quyết số 55-NQ/TW ngày 11/02/2020 của Bộ Chính trị (khóa XII) “về định hướng Chiến lược phát triển năng lượng quốc gia Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn đến 2045”, trong thời gian qua, Ban Thường vụ Tỉnh ủy đã lãnh đạo, chỉ đạo các cấp ủy đảng, chính quyền triển khai quyết liệt, đồng bộ các nhiệm vụ, giải pháp, đạt kết quả quan trọng.

Thực hiện Nghị quyết số 55-NQ/TW của Bộ Chính trị (khóa XII), Ban Thường vụ Tỉnh ủy đã ban hành Kế hoạch số 199-KH/TU và tổ chức hội nghị quán triệt, triển khai thực hiện Nghị quyết đến đội ngũ cán bộ chủ chốt toàn tỉnh; Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy tổ chức quán triệt, triển khai đến đội ngũ báo cáo viên cấp tỉnh, lãnh đạo ban tuyên giáo, tuyên huấn các đảng bộ trực thuộc. Các huyện, thị, thành ủy, đảng ủy trực thuộc tô chức quán triệt, triển khai Nghị quyết đến đội ngũ cán bộ chủ chốt của đơn vị; chỉ đạo các cấp ủy đảng, chính quyền, MTTQ, các đoàn thể chính trị - xã hội quán triệt, triển khai đến cán bộ, đảng viên, đoàn viên, hội viên và tuyên truyền, phô biến đến các tầng lớp Nhân dân trên địa bàn; tỷ lệ cán bộ, đảng viên tham gia học tập Nghị quyết đạt trên 98%.

Phát triển đa dạng các nguồn cung năng lượng sơ cấp theo hưởng tăng cường khả năng tự chủ, đảm bảo tính hiệu quả, tin cậy và bền vững

Trên địa bàn tỉnh có Nhà máy Lọc hóa dầu Nghi Sơn giữ vai trò quan trọng trong đảm bảo an ninh năng lượng quốc gia; với công suất chế biến 8,4 triệu tấn dầu thô/năm, hàng năm cung cấp cho thị trường khoảng 7,6 triệu tấn xăng, dầu và các thành phấm sau lọc hóa dâu. Hệ thống lưu trữ và cung ứng xăng dầu được nhiều doanh nghiệp quan tâm đầu tư và có bước phát triển mạnh; trong năm 2021, đã đưa thêm 02 kho chứa xăng dầu tại KKT Nghi Sơn đi vào hoạt động; đến nay, toàn tỉnh có 09 kho chứa xăng, dầu, với tổng sức chứa 777.010 m3 ; ngoài ra, còn có 05 dự án kho xăng dầu, tổng sức chứa 146.900 m3 đã được chấp thuận chủ trương đầu tư và đang triển khai thủ tục đầu tư xây dựng. Hệ thống kinh doanh xăng dầu của tỉnh hiện có 343 doanh nghiệp đang hoạt động; mạng lưới bán lẻ xăng, dầu có 595 cửa hàng (gồm: 580 cửa hàng được xây dựng cố định và 15 tàu dầu hoạt động trên sông, biển); sản lượng xăng, dầu phân phối trên địa bàn tỉnh bình quân khoảng 1,45 triệu m3/năm, đáp ứng đủ nhu cầu sản xuất và tiêu dùng trên địa bàn tỉnh.

Trên địa bàn tỉnh hiện có 01 kho khí dầu mỏ hóa lỏng (LPG) của Nhà máy Lọc hóa dầu Nghi Sơn đang hoạt động; đã hoàn thành xây dựng 02 bể chứa khí thiên nhiên hóa lỏng (LNG) với dung tích 2.000 m3 thuộc Dự án khu phát triển GAS & LNG và các loại hình phụ trợ lọc hóa dầu của Tổng Công ty đầu tư xây dựng và thương mại Anh Phát; có 01 kho đầu mối LPG với sức chứa 57.000 tấn của Công ty TNHH MTV Tân Thành 8 đã được chấp thuận chủ trương đầu tư và dang thực hiện thủ tục, hồ sơ đầu tư xây dựng.

Phát triển nhanh và bền vững ngành điện đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa

Trên địa bàn tỉnh hiện có 03 dự án nhiệt điện than, với tổng công suất 2.400 MW; trong đó, Nhiệt điện Nghi Sơn 1 (600 MW) và Nhiệt điện BOT Nghi Sơn 2 (1.200 MW) đã vận hành phát điện, đóng góp hơn 70% sản lượng điện sản xuất trên địa bàn tỉnh; còn lại dự án Nhiệt điện Công Thanh (600 MW) đang đề xuât cho chuyển đôi sang sử dụng nhiên liệu khí LNG. Ngoài ra, tại Nhà máy lọc hóa dầu Nghi Sơn có 01 hệ thống nhiệt điện công suất 349,4 MW phát điện tự dùng phục vụ cho hoạt động sản xuất của Nhà máy.

Hiện nay, toàn tỉnh đã quy hoạch 23 dự án thủy điện với tổng công suất 846,2 MW; có 02 nhà máy thủy điện nhỏ không có trong quy hoạch đang hoạt động là Thủy điện Sông Mực (02 MW) và Thủy điện Bàn Thạch (0,96 MW). Các nhà máy thủy điện đã hoạt động tương đối ổn định, hiệu quả; hàng năm cung cấp sản lượng điện lên hệ thống điện quốc gia từ 1,8 - 2,5 tỷ KWh, chiếm gần 30% sản lượng điện toàn tỉnh, nộp ngân sách khoảng 500 tỷ đồng/năm. Trên địa bàn tỉnh hiện có 03 dự án điện mặt trời, với tổng công suất 235 MW đã được bổ sung vào Quy hoạch điện VIII; có 619 hệ thống điện mặt trời mái nhà, với tông công suất 57,05 MW được đầu tư lắp đặt theo cơ chế khuyến khích phát triển điện mặt trời .

Sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả

Tỉnh ủy, UBND tỉnh đã ban hành nhiều văn bản lãnh đạo, chỉ đạo, triển khai thực hiện các giải pháp sử dụng năng lượng tiết kiệm, hiệu quả; chỉ đạo triển khai các chương trình tuyên truyền, nâng cao ý thức của người dân, doanh nghiệp trong thực hiện tiết kiệm điện, như: Chiến dịch Giờ Trái đất, Trường học chung tay tiết kiệm điện...; tăng cường kiểm tra, giám sát tình hình sư dụng điện đối với các hoạt động sản xuất, tiêu dùng, xử lý các vi phạm trong sử dụng năng lượng lãng phí; hỗ trợ, tư vấn cho doanh nghiệp các quy định, tiêu chuân vận hành thiết bị điện an toàn, tiết kiệm; hỗ trợ kiểm toán năng lượng đối với các doanh nghiệp tiêu thụ điện trọng điểm.

Các cơ quan, công sở đã xây dựng, ban hành kế hoạch sử dụng điện hàng năm; phổ biến, quán triệt việc thực hiện tiết kiệm điện tới toàn thể cán bộ, công chức, viên chức, người lao động. Các doanh nghiệp đã triển khai các giải pháp giảm tổn thất điện năng; tăng cường sử dụng công tơ điện tử có khả năng đọc chỉ số từ xa, có độ chính xác cao, duy trì tỷ lệ thu thập dữ liệu đo đếm điện đạt trên 96,5%. Các cơ sở sản xuất đã xây dựng và thực hiện các giải pháp sử dụng điện tiết kiệm, hạn chế tối đa các thiết bị điện hoạt động không tải; chú trọng đầu tư, cải tiên thiết bị công nghệ hiện đại đe nâng cao hiệu suất và tiết kiệm năng lượng, thay thê toàn bộ hệ thống điện chiếu sáng trong sản xuất từ bóng đèn sợi đốt sang bóng đèn compact, đèn Led nhằm tiết kiệm điện... Hiện nay, 100% các nhà máy sản xuất xi măng đã và đang đầu tư xây dựng hệ thống phát điện tận dụng nhiệt dư với tổng công suất 99,2 MW. Giai đoạn 2021-2023, tổng sản lượng điện năng tiết kiệm trên địa bàn tỉnh ước đạt 354 triệu KWh; tỷ lệ tiết kiệm năng lượng trên tổng tiêu thụ năng lượng cuối cùng đạt bình quân 1,5%/năm.

Thực thi chính sách bảo vệ môi trường gắn với mục tiêu giảm phát thải khí nhà kính, thúc đẩy kinh tế tuần hoàn và phát triển bền vững

Hiện nay, trên địa bàn tỉnh có 02 Nhà máy nhiệt điện (Nghi Sơn 1, công suất 600MW và BOT Nghi Sơn 2, công suất 1.200MW), 11 dự án thủy điện và 01 dự án điện năng lượng mặt trời đang hoạt động. Quá trình lập dự án, phê duyệt dự án đầu tư được thực hiện chặt chẽ, thẩm định, phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường theo quy định. Các đơn vị đã thực hiện, chấp hành đầy đủ các biện pháp bảo vệ môi trường theo hồ sơ môi trường được phê duyệt; đầu tư hệ thống xử lý khí thải, xử lý tro bay và lắp đặt hệ thống quan trắc khí thải tự động, liên tục, truyền số liệu về Sở Tài nguyên và Môi trường đế theo dõi, quản lý, giám sát.

Hằng năm, Sở Tài nguyên và Môi trường xây dựng kế hoạch giám sát môi trường đối với 80-100 cơ sở sản xuất sau khi được phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường, đề án bảo vệ môi trường chi tiết; tố chức kiểm tra khoảng 30 cơ sở sản xuất. Qua kiếm tra đã kịp thời đôn đốc, hướng dẫn các cơ sở đầu tư công trình xử lý chất thải, hoàn thiện các hồ sơ, thủ tục về bảo vệ môi trường (như xác nhận hoàn thành công trình bảo vệ môi trường, quan trắc môi trường), xử lý các hành vi vi phạm pháp luật về bảo vệ môi trường. Các đơn vị chức năng của tỉnh hiện đang quản lý, vận hành 03 trạm quan trắc môi trường tự động, cố định trên địa bàn tỉnh; đồng thời, yêu cầu các doanh nghiệp có nguồn thải lớn lắp đặt trạm quan trẳc nước thải, khí thải theo quy định. Đến nay, đã có 23 doanh nghiệp, cơ sở sản xuất lắp đặt trạm quan trắc khí thải, nước thải tự động, liên tục với số lượng 97 trạm quan trắc.

Về thu hút nguồn lực đầu tư vào hạ tầng năng lượng

Tổng nguồn vốn đã thu hút vào lĩnh vực hạ tầng năng lượng trên địa bàn tỉnh đên nay đạt hơn 55.000 tỷ đồng và 13 tỷ USD, nổi bật như các dự án: Nhà máy lọc hóa dầu Nghi Sơn (9,2 tỷ USD); Nhiệt điện BOT Nghi Sơn 2 (2,8 tỷ USD); Nhiệt điện Nghi Sơn 1 (22.260 tỷ đồng); Thủy điện Trung Sơn (7.775 tỷ đồng); Tổng kho xăng, dầu, khí hóa lỏng và dịch vụ hậu cần Anh Phát (3.800 tỷ đồng)... Giai đoạn 2021-2023, tốc độ tăng trưởng giá trị sản xuất ngành công nghiệp năng lượng bình quân đạt 7,7%/năm. Giá trị sản xuất ngành công nghiệp năng lượng năm 2023 ước đạt 29.297 tỷ đồng, bằng khoảng 10,5% tổng GRDP toàn tỉnh.

Tuy nhiên, phát triển năng lượng chưa tương xứng với tiềm năng, lợi thế của tỉnh. Việc kêu gọi, vận động, thu hút đầu tư các dự án phát triến năng lượng, nhất là năng lượng tái tạo, năng lượng mới như điện gió, điện mặt trời, điện sinh khối... còn hạn chế. Kết cấu hạ tầng phục vụ đầu tư, phát triển năng lượng còn thiếu và chưa đồng bộ. Tiến độ thực hiện một số dự án thủy điện rất chậm, ảnh hưởng đến phát triển kinh tế - xã hội và gây bức xúc cho người dân vùng dự án; nhiều dự án thủy điện đã quy hoạch nhưng chưa triển khai thực hiện. Việc cung ứng điện, nhất là ở khu vực nông thôn, miền núi còn nhiều khó khăn. Hệ thống lưới điện còn xảy ra tình trạng quá tải cục bộ, chất lượng điện áp không đảm bảo, đặc biệt vào thời điểm nắng nóng và giờ cao điểm; tỷ lệ tổn thất điện năng qua hệ thống còn cao. Việc bàn giao các công trình điện hình thành từ nguồn vốn nhà nước hoặc tư nhân sang ngành điện quản lý, vận hành còn gặp nhiều khó khăn về trình tự, thủ tục, thời gian thực hiện kéo dài. Việc triển khai các dự án đầu tư dầu khí còn gặp khó khăn. Hệ thống kinh doanh xăng, dầu trên địa bàn tỉnh phân bố chưa đồng đều. Việc đầu tư xây dựng hệ thống trạm nạp điện cho xe ô tô, xe máy điện còn hạ chế, bất cập. Một bộ phận người dân, doanh nghiệp chưa tuân thủ đầy đủ các quy định về sử dụng năng lượng tiết kiệm, hiệu quả; còn tình trạng sử dụng các phương tiện, thiết bị, công nghệ lạc hậu, gây lãng phí năng lượng và ảnh hưởng xấu đến môi trường.

Nguyên nhân chủ yếu của các hạn chế yếu kém là do: Còn thiếu các cơ chế, chính sách ưu đãi thực sự hấp dẫn đê thu hút các nguồn lực, các nhà đầu tư, doanh nghiệp đầu tư vào lĩnh vực năng lượng, nhất là năng lượng mới, năng lượng tái tạo. Công tác xây dựng, phê duyệt, điều chỉnh quy hoạch, kế hoạch phát triển năng lượng còn chậm; các quy định, thủ tục về đầu tư, xây dựng, đất đai, môi trường trong phát triển dự án năng lượng còn phức tạp, làm ảnh hưởng đến tiến độ thực hiện các dự án; chưa có quy định về thực hiện nâng cấp, cải tạo hệ thống lưới điện truyền tải do ngành diện quản lý từ nguồn vốn khác (sau khi hoàn thành bàn giao cho ngành điện quản lý). Tỉnh có địa bàn rộng, dân số đông, nhiều đơn vị hành chính, nhu cầu nguồn lực cho đầu tư, hiện đại hóa hạ tầng năng lượng là rất lớn, trong khi khả năng bố trí ngân sách và thu hút vốn còn hạn chế; công tác giải phóng mặt bằng nhiều nơi còn khó khăn dẫn đến tiến độ thực hiện các dự án kéo dài. Một số chủ đầu tư dự án, công trình năng lượng trên địa bàn tỉnh có năng lực yếu, triển khai chậm tiến độ…

(Lê Đức Hùng - Văn phòng Tỉnh uỷ Thanh Hoá)