(Thanhhoa.dcs.vn): Từ đầu năm 2023 đến nay, Sở Nông nghiệp và PTNT đã tập trung triển khai các nhiệm vụ được UBND tỉnh, Chủ tịch UBND tỉnh, Trưởng Ban chỉ đạo về quản lý vệ sinh an toàn thực phẩm tỉnh giao, đạt 100% kế hoạch.
Tham mưu trình Chủ tịch UBND tỉnh ban hành Kế hoạch số 142/KH-UBND ngày 02/6/2023 về tổ chức Hội nghị kết nối cung - cầu và trưng bày giới thiệu sản phẩm nông sản thực phẩm an toàn tỉnh Thanh Hóa, năm 2023; ban hành Kế hoạch số 55/KH-UBND ngày 09/3/2023 về thực hiện Đề án “Nâng cao năng lực quản lý chất lượng an toàn thực phẩm tại các cơ sở sản xuất, kinh doanh nông lâm thủy sản trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa giai đoạn 2021-2025” năm 2023; Kế hoạch số 283/KH-UBND ngày 13/12/2022 về việc quản lý vận chuyển, giết mổ, kinh doanh thịt gia súc, gia cầm trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa, năm 2023; tham mưu, báo cáo Chủ tịch UBND về chủ trương đầu tư Dự án đầu tư mua sắm hệ thống trang thiết bị thử nghiệm định danh hóa chất, vi sinh vật độc hại cho Trung tâm Kiểm nghiệm và Chứng nhận chất lượng nông, lâm, thủy sản Thanh Hóa.
Tăng cường thực hiện các chỉ tiêu về an toàn thực phẩm; tiến hành khảo sát, đánh giá lựa chọn, hỗ trợ xây dựng và hoàn thành 03 chuỗi cung ứng thực phẩm an toàn (01 chuỗi gạo, 01 chuỗi rau, quả và 01 chuỗi thủy sản), đạt 100% kế hoạch được giao, gồm: 01 chuỗi gạo tại Công ty TNHH Nông sản An Thành Phong, số 65 KCN Tây Bắc Ga, phường Đông Thọ, thành phố Thanh Hoá, chế biến lúa gạo, sản lượng ước đạt 15 nghìn tấn/năm; 01 chuỗi rau, quả tại Công ty CP thực phẩm xuất khẩu Miền Bắc, địa chỉ: xã Nga Bạch, huyện Nga Sơn, chế biến ngô ngọt đóng hộp, ngô ngọt nghiền đóng hộp, đậu hà lan đóng hộp, sản lượng ước đạt 5.000 tấn sản phẩm/năm; 01 chuỗi thủy sản tại Công ty CP nước mắm Thanh Hương, tại phường Hải Châu, thị xã Nghi Sơn, chế biến nước mắm, sản lượng ước đạt 2 triệu lít/năm.
Để tiếp tục thực hiện có hiệu quả các nhiệm vụ về quản lý vệ sinh an toàn thực phẩm, Sở Nông nghiệp và PTNT đề ra các giải pháp thực hiện trong năm 2024 như sau:
- Tiếp tục triển khai thực hiện có hiệu quả các văn bản chỉ đạo của Trung ương, của Tỉnh về bảo đảm an toàn thực phẩm như: Chỉ thị số 17-CT/TW của Ban Bí thư Trung ương Đảng (khóa XIII) “Về tăng cường bảo đảm an ninh, an toàn thực phẩm trong tình hình mới”; Quyết định số 426/QĐ-TTg ngày 21/4/2023 của Thủ tướng Chính phủ về việc Ban hành kế hoạch triển khai thực hiện Chỉ thị số 17-CT/TW ngày 21/10/2022 của Ban Bí thư Trung ương Đảng; Kết luận số 624-KL/TU ngày 04/10/2021 của Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh về tiếp tục tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác bảo đảm vệ sinh an toàn thực phẩm trên địa bàn tỉnh đến năm 2025; Kế hoạch số 122-KH/TU ngày 20/3/2023 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy về thực hiện Chỉ thị số 17-CT/TW của Ban Bí thư Trung ương Đảng (khóa XIII) về tăng cường bảo đảm an ninh, an toàn thực phẩm trong tình hình mới; Kế hoạch số 259/KH-UBND ngày 30/10/2021 của UBND tỉnh thực hiện Kết luận số 624- KL/TU ngày 04/10/2021 của Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh; Kế hoạch số 146/KH-UBND ngày 25/5/2022 của UBND tỉnh về đảm bảo an toàn thực phẩm, nâng cao chất lượng nông lâm thủy sản trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa, giai đoạn 2022-2030; Kế hoạch số 37/KH-UBND của UBND tỉnh ngày 18/02/2022 về xây dựng chuỗi cung ứng thực phẩm an toàn, có xác nhận, giai đoạn 2022-2025; Kế hoạch số 124/KH-UBND ngày 25/5/2021 của UBND tỉnh về quản lý vận chuyển, giết mổ, kinh doanh thịt gia súc, gia cầm trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa, giai đoạn 2021-2025; Kế hoạch số 194/KH-UBND ngày 28/7/2023 của UBND tỉnh về thực hiện Đề án “Nâng cao năng lực quản lý chất lượng an toàn thực phẩm tại các cơ sở sản xuất, kinh doanh nông lâm thủy sản trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa giai đoạn 2021-2025” năm 2024.
Đẩy mạnh công tác tuyên truyền và tập huấn kiến thức cho các cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm nông lâm thủy sản, tập trung tập huấn hướng dẫn áp dụng các tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật, các chương trình quản lý chất lượng tiên tiến (GAP, GAHP, GMP, HACCP, SSOP, ISO 22000 ...) vào sản xuất và phát triển chuỗi liên kết, cung ứng thực phẩm nông sản, thủy sản an toàn; hướng dẫn quy trình sản xuất, thu hoạch, chế biến, đóng gói, giao nhận và tự công bố chất lượng sản phẩm nhằm đưa sản phẩm nông nghiệp lên sàn thương mại điện tử.
Tiếp tục xây dựng và phát triển các chuỗi cung ứng thực phẩm an toàn, chất lượng; các mô hình sản xuất, kinh doanh thực phẩm an toàn trên địa bàn tỉnh. Khuyến khích, hướng dẫn doanh nghiệp, Hợp tác xã, hộ gia đình sản xuất, kinh doanh thực phẩm an toàn ứng dụng công nghệ cao, kết nối chuỗi giá trị cung ứng thực phẩm an toàn, áp dụng các hệ thống quản lý chất lượng an toàn thực phẩm theo tiêu chuẩn tiên tiến như: GMP, ISO, HACCP...