(Thanhhoa.dcs.vn): Để khắc phục kịp thời những hạn chế, yếu kém trong thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm quốc phòng - an ninh 6 tháng đầu năm 2023; quyết tâm phấn đấu hoàn thành các mục tiêu, chỉ tiêu kinh tế - xã hội năm 2023 của tỉnh, góp phần thực hiện thắng lợi Nghị quyết số 58-NQ/TW ngày 05/8/2020 của Bộ Chính trị và Nghị quyết Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh lần thứ XIX, nhiệm kỳ 2020-2025, Chủ tịch UBND tỉnh đã ban hành Kế hoạch số 211/KH-UBND ngày 22/8/2023 về khắc phục những hạn chế, yếu kém trong thực hiện các nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm quốc phòng - an ninh 6 tháng đầu năm 2023.

 Theo đó, UBND tỉnh xác định rõ các hạn chế, yếu kém, nguyên nhân, nhiệm vụ, giải pháp và thời gian khắc phục, cụ thể:

(1) Tốc độ tăng trưởng kinh tế đạt thấp so với kế hoạch và so với cùng kỳ: Đơn vị chủ trì thực hiện là các sở, ban, ngành, đơn vị cấp tỉnh; UBND các huyện, thị xã, thành phố. Thời gian khắc phục: Năm 2023 và các năm tiếp theo.

(2) Chỉ số sản xuất công nghiệp (IIP) tăng thấp hơn 10,58% (cùng kỳ tăng 18,07%): Đơn vị chủ trì thực hiện là Sở Công Thương. Thời gian khắc phục: Năm 2023.

(3) Thu ngân sách nhà nước giảm mạnh so với cùng kỳ (giảm 25%); đặc biệt là số thu từ tiền sử dụng đất giảm sâu so với cùng kỳ (giảm 60%): Đơn vị chủ trì: Sở Tài chính, Sở Tài nguyên và Môi trường, Sở Tư pháp, Cục Thuế Thanh Hóa. Thời gian khắc phục: Năm 2023 và các năm tiếp theo.

(4) Huy động vốn đầu tư phát triển giảm 4,8%: Đơn vị chủ trì: Các sở, ban, ngành, đơn vị cấp tỉnh; UBND các huyện, thị xã, thành phố. Thời gian khắc phục: Năm 2023 và các năm tiếp theo.

(5) Giá trị xuất khẩu giảm 9,7% so với cùng kỳ: Đơn vị chủ trì: Sở Công Thương. Thời gian khắc phục: Năm 2023 và các năm tiếp theo.

(6) Sản xuất nông nghiệp theo chuỗi giá trị còn hạn chế: Đơn vị chủ trì: Sở Nông nghiệp và PTNT, UBND các huyện, thị xã, thành phố. Thời gian khắc phục: Năm 2023 và các năm tiếp theo.

(7) Giá thức ăn, thuốc thú y, vắc xin phục vụ chăn nuôi ở mức cao (tăng 4-5% so với cùng kỳ), trong khi giá đầu ra sản phẩm chăn nuôi không ổn định, giá bán thấp so với chi phí đầu tư, ảnh hưởng đến đời sống của một bộ phận người dân: Đơn vị chủ trì: Sở Nông nghiệp và PTNT; UBND các huyện, thị xã, thành phố. Thời gian khắc phục: Năm 2023 và các năm tiếp theo.

(8) Việc khai thác, xâm lấn rừng còn xảy ra tại một số địa bàn: Đơn vị chủ trì: Sở Nông nghiệp và PTNT; UBND các huyện, thị xã, thành phố. Thời gian khắc phục: Năm 2023 và các năm tiếp theo.

(9) Một số sản phẩm công nghiệp truyền thống vẫn gặp khó khăn, sản lượng giảm mạnh so với cùng kỳ như: Đường kết tinh giảm 46,3%, tinh bột sắn giảm 46,2%, bia các loại giảm 8,1%, sắt thép các loại giảm 8%...: Đơn vị chủ trì thực hiện: Sở Công Thương. Thời gian khắc phục: Năm 2023 và các năm tiếp theo.

(10) Hoạt động của một bộ phận doanh nghiệp còn gặp khó khăn, quy mô doanh nghiệp thành lập mới giảm 21,6% so với cùng kỳ; số doanh nghiệp tái gia nhập thị trường giảm 36,7%; số doanh nghiệp thông báo giải thể tăng 42,5%: Đơn vị chủ trì: Các sở, ban, ngành, đơn vị cấp tỉnh, UBND các huyện, thị xã, thành phố. Thời gian khắc phục: Năm 2023 và các năm tiếp theo.

(11) Khả năng tiếp cận và hấp thụ vốn hạn chế: Đơn vị chủ trì: Ngân hàng Nhà nước Việt Nam Chi nhánh Thanh Hóa; các sở, ban, ngành, đơn vị cấp tỉnh, UBND các huyện, thị xã, thành phố. Thời gian khắc phục: Năm 2023 và các năm tiếp theo.

(12) Tháo gỡ khó khăn, vướng mắc cho hoạt động sản xuất kinh doanh trên địa bàn tỉnh còn hạn chế: Đơn vị chủ trì: Các sở, ban, ngành cấp tỉnh; UBND các huyện, thị xã, thành phố. Thời gian khắc phục: Năm 2023 và các năm tiếp theo.

(13) Việc tính tiền sử dụng đất của nhiều dự án còn bất cập và rất chậm: Đơn vị chủ trì: Sở Tài nguyên và Môi trường, Sở Tài chính, Cục thuế Thanh Hóa, Sở Tư pháp. Thời gian khắc phục: Năm 2023 và các năm tiếp theo.

(14) Một số dự án chậm đã nhiều năm nhưng chưa có dấu hiệu đẩy nhanh tiến độ thực hiện, chưa kêu gọi được các dự án đầu tư mới: Đơn vị chủ trì: Các chủ đầu tư, Sở Tài nguyên và Môi trường; UBND các huyện, thị xã, thành phố. Thời gian khắc phục: Năm 2023 và các năm tiếp theo.

(15) Hoạt động đầu tư xây dựng vẫn còn vướng mắc về nguồn cung khan hiếm và giá vật liệu xây dựng: Đơn vị chủ trì: Sở Xây dựng, Sở Tài nguyên và Môi trường. Thời gian khắc phục: Năm 2023 và các năm tiếp theo.

(16) Tình hình thiếu điện trong thời gian gần đây ảnh hưởng lớn đến hoạt động sản xuất và sinh hoạt của Nhân dân: Đơn vị chủ trì: Sở Công Thương, Công ty Điện lực Thanh Hóa. Thời gian khắc phục: Năm 2023 và các năm tiếp theo.

(17) Công tác phát triển nhà ở xã hội cho công nhân chưa đáp ứng được nhu cầu: Đơn vị chủ trì thực hiện: Sở Xây dựng. Thời gian khắc phục: Năm 2023 và các năm tiếp theo.

(18) Hạ tầng thương mại có nhiều chuyển biến tích cực nhưng chưa đáp ứng được yêu cầu phát triển: Đơn vị chủ trì thực hiện: Sở Công Thương. Thời gian khắc phục: Năm 2023 và các năm tiếp theo.

(19) Tiến độ lập, thẩm định, trình phê duyệt điều chỉnh Quy hoạch sử dụng đất thời kỳ 2021 - 2030 và kế hoạch sử dụng đất năm 2023 cấp huyện, Kế hoạch sử dụng đất 05 năm 2021 - 2025 tỉnh Thanh Hóa còn rất chậm: Đơn vị chủ trì: Sở Tài nguyên và Môi trường; UBND các huyện, thị xã, thành phố. Thời gian khắc phục: Năm 2023.

(20) Chất lượng của nhiều đồ án quy hoạch xây dựng tuy đã được cải thiện nhưng còn hạn chế, nhất là quy hoạch xây dựng xã: Đơn vị chủ trì: Sở Xây dựng; UBND các huyện, thị xã, thành phố. Thời gian khắc phục: Năm 2023.

(21) Tình trạng xây dựng, cơi nới trái phép, lấn chiếm đất đai của các hộ gia đình, cá nhân riêng lẻ vẫn còn diễn ra: Đơn vị chủ trì: Sở Xây dựng; UBND các huyện, thị xã, thành phố. Thời gian khắc phục: Năm 2023 và các năm tiếp theo.

(22) Hoạt động đầu tư xây dựng vẫn gặp khó khăn do vướng mắc về thể chế, về thủ tục hành chính. Chưa thu hút được nhiều dự án quy mô lớn, các dự án thuộc lĩnh vực xã hội hóa: Đơn vị chủ trì: Các sở, ban, ngành, đơn vị cấp tỉnh; UBND các huyện, thị xã, thành phố. Thời gian khắc phục: Năm 2023 và các năm tiếp theo.

(23) Chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh (PCI) năm 2022 của tỉnh đứng thứ 47/63 tỉnh, thành phố, giảm 4 bậc so với năm 2021: Đơn vị chủ trì: Các sở, ban, ngành, đơn vị cấp tỉnh; UBND các huyện, thị xã, thành phố. Thời gian khắc phục: Năm 2023 và các năm tiếp theo.

(24) Tiến độ đầu tư hạ tầng các khu công nghiệp, cụm công nghiệp qua nhiều năm vẫn còn chậm và thiếu đồng bộ, chưa đáp ứng được nhu cầu sử dụng hạ tầng của các dự án thứ cấp; một số khu công nghiệp vẫn chưa thu hút được nhà đầu tư hạ tầng như Khu công nghiệp Thạch Quảng, Ngọc Lặc, Bãi Trành: Đơn vị chủ trì: Sở Công Thương, BQL Khu kinh tế Nghi Sơn và các khu công nghiệp; UBND các huyện, thị xã, thành phố. Thời gian khắc phục: Năm 2023 và các năm tiếp theo.

(25) Tiến độ hoàn chỉnh thủ tục đầu tư các dự án đầu tư công khởi công mới còn rất chậm. Kết quả giải ngân vốn đầu tư công còn đạt thấp so với kế hoạch (đạt 39,9%): Đơn vị chủ trì: Các sở, ban, ngành cấp tỉnh, UBND các huyện, thị xã, thành phố; các chủ đầu tư. Thời gian khắc phục: Năm 2023.

(26) Số lượng giáo viên còn thiếu cục bộ ở các cấp học, bậc học, nhất là đối với giáo viên tiểu học và giáo viên các môn đặc thù trong việc thực hiện Chương trình giáo dục phổ thông 2018: Đơn vị chủ trì: Sở Giáo dục và Đào tạo. Thời gian khắc phục: Năm 2023.

(27) Việc đầu tư cơ sở vật chất, trang thiết bị phục vụ dạy học còn chưa đáp ứng được yêu cầu: Đơn vị chủ trì: Sở Giáo dục và Đào tạo, Sở Tài chính; UBND các huyện, thị xã, thành phố. Thời gian khắc phục: Năm 2023 và các năm tiếp theo.

(28) Công tác phát triển doanh nghiệp khoa học và công nghệ còn khó khăn, số lượng doanh nghiệp khoa học và công nghệ mới được công nhận còn ít; việc thực hiện cơ chế quản lý tài chính từ ngân sách nhà nước cho khoa học và công nghệ còn nhiều bất cập: Đơn vị chủ trì: Sở Khoa học và Công nghệ. Thời gian khắc phục: Năm 2023 và các năm tiếp theo.

(29) Việc kết nối, chia sẻ dữ liệu từ hệ thống thông tin của các bộ, ngành Trung ương và trong nội bộ tỉnh còn nhiều khó khăn, vướng mắc; cơ sở dữ liệu các ngành hiện nay còn rời rạc, thiếu đồng bộ: Đơn vị chủ trì: Sở Thông tin và Truyền thông. Thời gian khắc phục: Năm 2023 và các năm tiếp theo.

(30) Trên địa bàn tỉnh có 12.728 lao động trong các doanh nghiệp, hợp tác xã bị ảnh hưởng tới việc làm do tình hình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp gặp khó khăn: Đơn vị chủ trì: Sở Lao động - Thương binh và Xã hội. Thời gian khắc phục: Năm 2023.

(31) Nợ đóng, chậm đóng BHXH, BHYT, BHTN trong các doanh nghiệp chưa có dấu hiệu giảm: Đơn vị chủ trì: Bảo hiểm Xã hội tỉnh, Sở Lao động - Thương binh và Xã hội. Thời gian khắc phục: Năm 2023.

(32) Tai nạn đuối nước gây tử vong đối với trẻ em tuy giảm mạnh so với cùng kỳ nhưng vẫn còn cao: Đơn vị chủ trì: Sở Lao động, Thương binh và Xã hội, Sở Giáo dục và Đào tạo, UBND các huyện, thị xã, thành phố. Thời gian khắc phục: Năm 2023 và các năm tiếp theo.

(33) Công tác quản lý nhà nước về đất đai ở một số địa phương chưa chặt chẽ; nhiều nội dung vướng mắc phát sinh trong thực tế chưa được giải quyết triệt để: Đơn vị chủ trì: Sở Tài nguyên và Môi trường, UBND các huyện, thị xã, thành phố. Thời gian khắc phục: Năm 2023 và các năm tiếp theo.

(34) Tình trạng khai thác khoáng sản trái phép, nhất là cát, sỏi lòng sông, đất san lấp vẫn chưa được giải quyết triệt để; tình trạng khai thác sai so với thiết kế, ngoài vị trí mốc giới còn diễn ra: Đơn vị chủ trì: Sở Tài nguyên và Môi trường; UBND các huyện, thị xã, thành phố. Thời gian khắc phục: Năm 2023.

(35) Việc tổ chức thực hiện một số nội dung, chương trình, đề án còn chậm, chất lượng chưa cao; chất lượng tham mưu chưa đạt, thiếu quyết liệt trong theo bám công việc; một bộ phận cán bộ, công chức, viên chức ở một số địa phương, đơn vị có lúc, có việc còn có tâm lý sợ sai, sợ trách nhiệm, làm việc cầm chừng hoặc né tránh: Đơn vị chủ trì: Các sở, ban, ngành, đơn vị cấp tỉnh, UBND các huyện, thị xã, thành phố. Thời gian khắc phục: Năm 2023 và các năm tiếp theo.

(36) Việc chuyển đổi vị trí công tác đối với công chức, viên chức tại một số đơn vị thực hiện chưa tốt; chưa gắn chuyển đổi vị trí công tác với luân chuyển một số chức danh lãnh đạo, quản lý giữ chức vụ nhiều năm ở những lĩnh vực nhạy cảm: Đơn vị chủ trì: Sở Nội vụ, các sở, ban, ngành, đơn vị cấp tỉnh và UBND các huyện, thị xã, thành phố. Thời gian khắc phục: Năm 2023 và các năm tiếp theo.

(37) Hoạt động tội phạm ma túy trên tuyến biên giới diễn biến phức tạp, hoạt động xuất nhập cảnh trái phép vẫn còn diễn ra; tình hình tôn giáo, an ninh xã hội tiềm ẩn nhiều yếu tố phức tạp, nhất là liên quan đến việc giải phóng mặt bằng, thu hồi đất các dự án đầu tư: Đơn vị chủ trì: Công an tỉnh, Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh, Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng tỉnh. Thời gian khắc phục: Năm 2023 và các năm tiếp theo.

(38) Tai nạn giao thông tăng mạnh cả 3 tiêu chí so với cùng kỳ: Đơn vị chủ trì: Sở Giao thông vận tải, Công an tỉnh. Thời gian khắc phục: Năm 2023 và các năm tiếp theo.

UBND tỉnh yêu cầu Giám đốc các sở, Trưởng các ban, ngành, đơn vị cấp tỉnh, Chủ tịch UBND các huyện, thị xã, thành phố căn cứ vào Kế hoạch này, khẩn trương rà soát những hạn chế, yếu kém thuộc chức năng, nhiệm vụ của ngành, địa phương, đơn vị mình; phân tích, làm rõ hơn nguyên nhân (khách quan, chủ quan), xác định trách nhiệm của tập thể, cá nhân liên quan; từ đó xây dựng kế hoạch chi tiết của ngành, địa phương, đơn vị để khắc phục những hạn chế, yếu kém; trong đó, phải xác định các nhiệm vụ, giải pháp cụ thể, phân công trách nhiệm cho từng cá nhân, đơn vị trực thuộc, cá nhân lãnh đạo trực tiếp chỉ đạo và xác định rõ thời gian hoàn thành việc khắc phục hạn chế, yếu kém (thông qua Sở Kế hoạch và Đầu tư để theo dõi, đôn đốc, kiểm tra); định kỳ ngày 15 của tháng cuối quý, gửi báo cáo kết quả khắc phục hạn chế, yếu kém tại ngành, địa phương, đơn vị về Sở Kế hoạch và Đầu tư để tổng hợp.

Giao Sở Kế hoạch và Đầu tư chủ trì, là cơ quan đầu mối, tổng hợp tình hình khắc phục hạn chế, yếu kém; định kỳ báo cáo UBND tỉnh, Chủ tịch UBND tỉnh theo quy định.

(Lê Nguyễn Trọng Xuân - Văn phòng Tỉnh uỷ Thanh Hoá)