(Thanhhoa.dcs.vn): Ban Thường trực Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh vừa ban hành Hướng dẫn số 156/HD-MTTQ-BTT về tổ chức đối thoại giữa người đứng đầu cấp ủy, chính quyền vói Mặt trận Tổ quốc, các đoàn thể chính trị - xã hội và Nhân dân.

Mục đích của việc đối thoại nhằm phát huy quyền làm chủ của Nhân dân và vai trò của MTTQ, các đoàn thể chính trị - xã hội đối với việc giám sát người đứng đầu cấp ủy, chính quyền các cấp trong thực hiện quy chế đối thoại với MTTQ, các đoàn thể chính trị - xã hội và Nhân dân; tích cực tham gia xây dựng Đảng, chính quyền trong sạch, vững mạnh, nâng cao năng lực lãnh đạo, sức chiến đấu của Đảng, hiệu lực, hiệu quả quản lý của Nhà nước; thực hiện tốt cơ chế “Đảng lãnh đạo, Nhà nước quản lý, Nhân dân làm chủ”, góp phần tăng cường mối quan hệ mật thiết giữa Đảng, Nhà nước với Nhân dân. Đồng thời, nắm chắc tình hình Nhân dân, phản ánh những vấn đề bức xúc, nổi cộm ở cơ sở; những ý kiến, kiến nghị đề xuất chính đáng của MTTQ, các đoàn thể chính trị - xã hội và Nhân dân về xây dựng Đảng, chính quyền, về thực hiện các nhiệm vụ chính trị của địa phương, cơ sở để đề xuất với người đứng đầu cấp uỷ, chính quyền các cấp trực tiếp đối thoại, chỉ đạo giải quyết kịp thời, có hiệu quả.

Việc chủ trì đối thoại do người đứng đầu cấp ủy là Bí thư các huyện, thị, thành ủy; Bí thư các đảng ủy xã, phường, thị trấn và người đứng đầu chính quyền là Chủ tịch HĐND, Chủ tịch UBND các cấp thực hiện.

Đối tượng đối thoại bao gồm: MTTQ, các đoàn thể chính trị - xã hội các cấp; cán bộ, đảng viên, đoàn viên, hội viên, công chức, viên chức, người lao động, cán bộ, chiến sỹ các lực lượng vũ trang và Nhân dân trên địa bàn tỉnh.

Việc đối thoại phải tuân thủ các quy định của Đảng, pháp luật của Nhà nước; Điều lệ, nguyên tắc hoạt động của MTTQ và các đoàn thế chính trị- xã hội; có sự phối hợp chặt chẽ giữa MTTQ, các đoàn thể chính trị - xã hội với các cơ quan, tổ chức có liên quan; không làm trở ngại các hoạt động của tổ chức, cá nhân được đối thoại; bảo đảm dân chủ, khách quan, công khai, minh bạch và xây dựng. Nghiêm cấm lợi dụng việc giám sát làm ảnh hưởng đến danh dự, uy tín của tổ chức và cá nhân.

Người đối thoại với MTTQ và các đoàn thế chính trị - xã hội và Nhân dân phải chủ động nghiên cứu các ý kiến, kiến nghị do Ban Thường trực Ủy ban MTTQ cùng cấp gửi trước và có thái độ nghiêm túc, chân thành, cầu thị tiếp thu; kịp thời trả lời các ý kiến, giải quyết các kiến nghị của MTTQ, các đoàn thể chính trị - xã hội và Nhân dân. Những nội dung có đủ cơ sở trả lời và giải quyết ngay thì chậm nhất sau 10 ngày làm việc, người chủ trì, trực tiếp đối thoại, chỉ đạo cơ quan chuyên môn thuộc thẩm quyền thông báo bằng văn bản đến Nhân dân và Ban Thường trực Ủy ban MTTQ cùng cấp; đồng thời chỉ đạo các cơ quan, tổ chức, đơn vị có liên quan giải quyết các kiến nghị của đối tượng đối thoại (trừ những nội dung đã được trả lời, làm rõ tại hội nghị đối thoại).

Chậm nhất sau 20 ngày làm việc sau khi có thông báo kết luận của người chủ trì đối thoại, các cơ quan có trách nhiệm báo cáo kết quả tiếp thu, giải quyết các kiến nghị của đối tượng đối thoại với ngưòú đứng đầu cấp ủy, chính quyền; đồng thòi thông báo bằng văn bản kết quả giải quyết đến Nhân dân và Ban Thưòng trực Ủy ban MTTQ cùng cấp để theo dõi, giám sát.

Nội dung đối thoại được quy định như sau:

(1) Đối với đối thoại định kỳ: Thông báo khái quát về tình hình kinh tế - xã hội; quốc phòng, an ninh có liên quan đến nội dung đối thoại; những vấn đề mà dư luận xã hội và Nhân dân quan tâm. Nghe những ý kiến Nhân dân phản ánh về vai trò lãnh đạo của cấp ủy, quản lý, điều hành của chính quyền các cấp; về hoạt động của MTTQ, các đoàn thể chính trị - xã hội; việc tổ chức thực hiện các nghị quyết của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước, các quy định của địa phương có liên quan trực tiếp đến quyền, nghĩa vụ của công dân; những ý kiến Nhân dân phản ánh về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, tác phong, phong cách, trách nhiệm làm việc của cán bộ, đảng viên, công chức, viên chức, chiến sĩ lực lượng vũ trang; việc thực hiện quy chế dân chủ ở cơ sở; công tác phòng, chống quan liêu, tham nhũng, lãng phí và các tiêu cực khác. Thu thập ý kiến đóng góp, tham vấn của tổ chức và cá nhân về dự thảo các nghị quyết, chỉ thị, quyết định, quy chế, quy định, kết luận ... của Đảng và Nhà nước có liên quan trực tiếp đến quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng của Nhân dân.

(2) Đối với đối thoại đột xuất: Thông báo về nội dung, chủ đề hội nghị đối thoại. Nghe và giải quyết những nội dung Nhân dân phản ánh đang còn vướng mắc, bất cập trong thực hiện chủ trương của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước; nghị quyết của cấp ủy, HĐND các cấp; những vấn đề mà Nhân dân, cử tri đang bức xúc, kiến nghị; những vụ việc phức tạp, nổi cộm phát sinh ở cơ sở cần được giải quyết. Trên cơ sở ý kiến, kiến nghị của Nhân dân, người chủ trì đối thoại trao đổi, trả lời và chỉ đạo giải quyết.

Hình thức đối thoại có thể tổ chức hội nghị trực tiếp hoặc hội nghị trực tuyến. Tùy theo nội dung, tính chất của hội nghị đối thoại, người chủ trì lựa chọn hình thức đối thoại cho phù hợp.

Về chế độ đối thoại: (1) Đối thoại định kỳ: Người đứng đầu cấp ủy, chính quyền cấp tỉnh, cấp huyện đối thoại với MTTQ, các đoàn thể chính trị - xã hội và Nhân dân định kỳ ít nhất 0l lần/năm. Người đứng đầu cấp ủy, chính quyền cấp xã đối thoại với MTTQ, các đoàn thể chính trị - xã hội và Nhân dân định kỳ ít nhất 02 lần/năm vào thời điểm cuối tháng 6 và tháng 12 hằng năm; (2) Đối thoại đột xuất: Trong trường hợp phát sinh các vấn đề cần phải kịp thời giải quyết; (3) Đối thoại trực tiếp: Là hình thức đối thoại trực tiếp với Nhân dân ở xã, phường, thị trấn, thôn, làng, bản, tổ dân phố; cán bộ, đảng viên, đoàn viên, hội viên; cán bộ, chiến sỹ các lực lượng vũ trang; (4) Đối thoại gián tiếp: Là thông qua MTTQ, các đoàn thể chính trị - xã hội, thông qua đại diện của các cơ quan, tổ chức, đơn vị.

(Lê Nguyễn Trọng Xuân - Văn phòng Tỉnh uỷ Thanh Hoá)