(Thanhhoa.dcs.vn): Về thực hiện Chính sách khuyến khích phát triển hợp tác, liên kết trong sản xuất và tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp (theo Nghị định số 98/2018/NĐ-CP ngày 05/7/2018 của Chính phủ): Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã xây dựng 26 mô hình Chuỗi cung ứng thực phẩm an toàn (gồm 04 chuỗi gạo, 08 chuỗi rau, quả, 08 chuỗi thịt và 06 chuỗi thủy sản); các đơn vị tham gia chuỗi được tham gia đào tạo, tập huấn, cấp chứng nhận hệ thống quản lý chất lượng (VietGAP, VietGAHP, HACCP, SSOP, GMP) và xác nhận chuỗi cung ứng thực phẩm an toàn. Các huyện, thị xã, thành phố đã hình thành chuỗi liên kết doanh nghiệp, hợp tác xã và hộ nông dân, trong đó:
Lĩnh vực trồng trọt có 1.012 chuỗi liên kết (bao gồm 701 chuỗi liên kết từ khâu sản xuất - sơ chế, chế biến - tiêu thụ sản phẩm; 42 chuỗi liên kết ở khâu sản xuất; 269 chuỗi liên kết ở khâu chế biến - tiêu thụ sản phẩm), với sự tham gia của 208.036 lượt hộ nông dân, 276 lượt doanh nghiệp và 652 HTX.
Lĩnh vực chăn nuôi chủ yếu là các hộ chủ trang trại chăn nuôi liên kết dưới dạng gia công cho các doanh nghiệp (riêng bò sữa là có chuỗi liên kết khép kín), các doanh nghiệp cam kết tiêu thụ sản phẩm.
Lĩnh vực thủy sản có 23 chuỗi liên kết (gồm 06 chuỗi liên kết khai thác thủy sản từ khâu sơ chế, chế biến - tiêu thụ; 17 chuỗi nuôi liên kết nuôi trồng thủy sản ở khâu sản xuất), với 10 doanh nghiệp, 14 hộ nông dân và 200 tàu cá tham gia.
Lĩnh vực lâm nghiệp có 04 chuỗi liên kết từ sản xuất, thu hoạch gắn với tiêu thụ sản phẩm (tổng diện tích rừng sản xuất 9.947,84 ha), với sự tham gia của 3.178 hộ gia đình chủ rừng, HTX lâm nghiệp và các doanh nghiệp chế biến lâm sản trên địa bàn các huyện: Thạch Thành, Thường Xuân, Quan Sơn, Quan Hóa.
- Về công tác xúc tiến thương mại, mở rộng thị trường tiêu thụ nông sản: Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã chủ trì, phối hợp tổ chức nhiều hoạt động kết nối cung - cầu các sản phẩm nông sản, thực phẩm an toàn với gần 300 gian hàng trưng bày sản phẩm nông sản của các địa phương, doanh nghiệp, qua đó có 65 hợp đồng cung ứng - tiêu thụ nông, lâm, thủy sản an toàn được ký kết; tổ chức hội nghị giới thiệu hệ thống thông tin quản lý nhà nước về an toàn thực phẩm và phần mềm kết nối cung cầu nông sản, thực phẩm an toàn tỉnh Thanh Hóa; hội nghị tập huấn triển khai Chương trình Mỗi xã một sản phẩm (Ocop); thiết lập và công bố công khai đường dây nóng trên các phương tiện thông tin truyền thông và trên Trang website của ngành để tiếp nhận phản ánh, kiến nghị của tổ chức cá nhân về ATTP đối với các sản phẩm nông, lâm, thủy sản.
- Về quản lý quy trình sản xuất và kiểm tra chất lượng sản phẩm nông sản: đến hết tháng 9/2021, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện ATTP cho 370 cơ sở (gồm 116 cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm nông lâm thủy sản và 254 tàu cá có chiều dài từ 15m trở lên), trong đó có 19 cơ sở được chứng nhận hệ thống quản lý chất lượng tiên tiến; cấp giấy xác nhận kiến thức về ATTP cho 2.840 người là chủ cơ sở và người trực tiếp sản xuất, kinh doanh thực phẩm; cấp giấy xác nhận nội dung quảng cáo thực phẩm cho 02 cơ sở; tiếp nhận và đăng tải 244 bản tự công bố chất lượng sản phẩm của 89 cơ sở. Tiến hành thanh tra, kiểm tra hoạt động sản xuất, kinh doanh vật tư nông nghiệp đối với 2.031 cơ sở (kết quả xử lý: cảnh cáo 29 cơ sở, xử phạt hành chính 282 cơ sở với số tiền 574,7 triệu đồng); kiểm tra về ATTP đối với 906 cơ sở (kết quả xử lý: nhắc nhở 24 cơ sở, xử phạt hành chính 83 cơ sở với số tiền 483,5 triệu đồng, tiêu hủy hơn 121 tấn sản phẩm động vật, 300kg cá nóc, 200kg cá khoai không có nguồn gốc và 19 sản phẩm chay có nguy cơ mất ATTP). Thực hiện lấy mẫu giám sát nguy cơ ô nhiễm thực phẩm 9.537 mẫu thực phẩm nông sản, thủy sản; kết quả có 458 mẫu vi phạm, đã thông báo cho các cơ sở có mẫu vi phạm và cơ quan quản lý trực tiếp để cảnh báo, yêu cầu thực hiện các biện pháp khắc phục, xử lý theo quy định.