(Thanhhoa.dcs.vn): Tổng cục Giáo dục nghề nghiệp vừa ban hành Công văn số 2066/TCGDND-HSSV ngày 04/10/2023 hướng dẫn các trường cao đẳng, các trường trung cấp (cơ sở giáo dục nghề nghiệp) thực hiện nhiệm vụ giáo dục quốc phòng và an ninh (GDQP&AN) cho học sinh, sinh viên.
Nhiệm vụ chung của các cơ sở giáo dục nghề nghiệp:
(1) Quán triệt và tổ chức thực hiện nghiêm Chỉ thị số 12-CT/TW ngày 03/5/2007 của Bộ Chính trị về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác GDQP&AN trong tình hình mới; Luật GDQP&AN; Nghị định số 13/2014/NĐ-CP ngày 25/02/2014 của Chính phủ quy định chi tiết và biện pháp thi hành Luật GDQP&AN;
(2) Tổ chức dạy và học môn học GDQP&AN cho học sinh, sinh viên theo đúng các quy định của Luật GDQP&AN; Thông tư liên tịch số 123/2015/TTLT-BQP-BGDĐT-BLĐTBXH ngày 11/5/2015 của Bộ trưởng Bộ Quốc phòng, Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo, Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội quy định tổ chức, hoạt động của trung tâm GDQP&AN; liên kết GDQP&AN của các trường cao đẳng, cơ sở giáo dục đại học; Thông tư số 10/2018/TT-BLĐTBXH ngày 26/9/2018 của Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội quy định chương trình, tổ chức dạy học và đánh giá kết quả học tập môn học GDQP&AN thuộc khối các môn học chung trong chương trình đào tạo trình độ trung cấp, trình độ cao đẳng; Thông tư số 15/2022/TT-BLĐTBXH ngày 30/8/2022 của Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội ban hành Quy chế quản lý, cấp phát Chứng chỉ GDQP&AN cho sinh viên các trường cao đẳng và các văn bản liên quan;
(3) Nâng cao chất lượng đội ngũ, cán bộ quản lý, giáo viên, giảng viên đảm bảo đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ GDQP&AN theo quy định tại Điều 23 Luật GDQP&AN, Điều 6 Nghị định số 13/2014/NĐ-CP;
(4) Tăng cường công tác quản lý học sinh, sinh viên đảm bảo chặt chẽ; tổ chức các hoạt động phù hợp, thiết thực hiệu quả;
(5) Đảm bảo các trang thiết bị dạy học, mô hình học cụ, trang phục cho giảng viên, phòng học chuyên dùng, thao trường, bãi tập phục vụ cho môn học GDQP&AN theo quy định hiện hành.
Nhiệm vụ cụ thể của các cơ sở giáo dục nghề nghiệp:
(1) Về GDQP&AN cho học sinh tham gia chương trình đào tạo trình độ trung cấp trong các trường trung cấp, trường cao đang:
a) Vị trí môn học: GDQP&AN cho học sinh tham gia chương trình đào tạo trình độ trung cấp là môn học chính khóa. Các trường tổ chức dạy và học theo phân phối chương trình.
b) Chương trình, tổ chức dạy học:
- Chương trình môn học GDQP&AN thuộc khối các môn học chung trong chương trình đào tạo trình độ trung cấp với thời gian là 45 giờ theo quy định tại Phụ lục I kèm theo Thông tư số 10/2018/TT-BLĐTBXH. Các trường cập nhật, bổ sung, nội dung các bài học phù hợp với tình hình thực tế kinh tế - xã hội, quốc phòng, an ninh địa phương.
- Trong năm học, căn cứ vào điều kiện cụ thể, các trường phối hợp với cơ quan, tổ chức, đơn vị liên quan tổ chức cho học sinh học tập ngoại khóa với nội dung và hình thức thích hợp. Các trường tổ chức dạy học thực hành kỹ thuật, chiến thuật, thuốc nổ và bắn đạn thật phải hợp đồng với cơ quan quân sự địa phương, đơn vị quân đội, công an để bảo đảm tuyệt đối an toàn về người, vũ khí, trang thiết bị.
- Lớp học lý thuyết nếu bố trí lớp ghép phải phù hợp với phương pháp dạy học và điều kiện cụ thể của các trường, nhưng không quá 150 người; lớp học thực hành không quá 40 người.
c) Giáo viên, giảng viên: Các trường phân công giáo viên, giảng viên giảng dạy môn học GDQP&AN có trình độ chuẩn theo quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều 6 Nghị định số 13/2014/NĐ-CP. Các trường xây dựng kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng, cập nhật kiến thức quốc phòng và an ninh, phương pháp dạy học bảo đảm trình độ chuẩn phù hợp với yêu cầu giảng dạy ở từng trình độ đào tạo.
d) Cơ sở vật chất, trang thiết bị: Các trường có trung tâm, khoa hoặc bộ môn GDQP&AN thực hiện nhiệm vụ GDQP&AN phải có phòng học chuyên dùng, thao trường tổng họp; có cơ sở vật chất, thiết bị dạy học quốc phòng và an ninh theo quy định tại mục IV. Điều kiện thực hiện môn học của Phụ lục I Thông tư số 10/2018/TT-BLĐTBXH.
đ) Đánh giá kết quả học tập:
- Đánh giá kết quả học tập của người học được thực hiện theo quy định tại Thông tư số 04/2022/TT-BLĐTBXH ngày 30/3/2022 cua Bộ trường Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội quy định việc tổ chức đào tạo trình độ trung cấp, trình độ cao đẳng theo niên chế hoặc theo phương thức tích lũy mô-đun hoặc tín chỉ (Thông tư số 04/2022/TT-BLĐTBXH).
- Kết quả đánh giá môn học không tính vào điểm trung bình chung học kỳ, năm học, điểm trung bình chung tích lũy, xếp loại tốt nghiệp nhưng là một trong các điều kiện để xét hoàn thành khối lượng học tập, xét điều kiện dự thi tốt nghiệp, xét tốt nghiệp hoặc bảo vệ chuyên đề, khóa luận tốt nghiệp và được ghi vào bảng điếm cấp kèm theo bằng tốt nghiệp.
(2) Về GDQP&AN cho sinh viên tham gia chương trình đào tạo trình độ cao đẳng:
2.1. Vị trí môn học: GDQP&AN cho sinh viên tham gia chương trình đào tạo trình độ cao đẳng là môn học chính khóa. Tổ chức dạy và học tập trung tại trung tâm GDQP&AN hoặc trường cao đẳng.
2.2. Đối với các trường cao đẳng đủ điều kiện và được tổ chức dạy, học GDQP&AN cho sinh viên trình độ cao đẳng theo quy định của pháp luật
a) Chương trình, tổ chức dạy học:
- Chương trình môn học GDQP&AN thuộc khối các môn học chung trong chương trình đào tạo trình độ cao đẳng với thời gian là 75 giờ theo quy định tại Phụ lục II Thông tư số 10/2018/TT-BLĐTBXH. Các trường cập nhật, bổ sung, nội dung các bài học phù hợp với tình hình thực tế kinh tế - xã hội, quốc phòng, an ninh địa phương.
- Trong năm học, căn cứ vào điều kiện cụ thể, các trường phối hợp với cơ quan, tô chức, đơn vị liên quan tổ chức cho học sinh học tập ngoại khóa với nội dung và hình thức thích hợp. Các trường tổ chức dạy học thực hành kỹ thuật, chiến thuật, thuốc nổ và bắn đạn thật phải hợp đồng với cơ quan quân sự địa phương, đơn vị quân đội, công an đê bảo đảm tuyệt đối an toàn về người, vũ khí, trang thiết bị.
- Lớp học lý thuyết nếu bố trí lớp ghép phải phù hợp với phương pháp dạy học và điều kiện cụ thể của các trường, nhưng không quá 150 người; lớp học thực hành không quá 40 người.
b) Giáo viên, giảng viên:
- Các trường phân công giảng viên giảng dạy môn học GDQP&AN có trình độ chuẩn theo quy định tại khoản 2 Điều 6 Nghị định số 13/2014/NĐ-CP.
- Các trường xây dựng kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng, cập nhật kiến thức quốc phòng và an ninh, phương pháp dạy học bảo đảm trình độ chuẩn phù hợp với yêu cầu giảng dạy ở từng trình độ đào tạo.
c) Cơ sở vật chất, trang thiết bị: Các trường phải có phòng học chuyên dùng, thao trường tổng hợp; có cơ sở vật chất, thiết bị dạy học quốc phòng và an ninh theo quy định tại mục IV. Điều kiện thực hiện môn học của Phụ lục II Thông tư số 10/2018/TT-BLDTBXH.
d) Đánh giá kết quả học tập:
- Đánh giá kết quả học tập của người học được thực hiện theo quy định tại Thông tư số 04/2022/TT-BLDTBXH.
- Kết quả đánh giá môn học không tính vào điểm trung bình chung học kỳ, năm học, điểm trung bình chung tích lũy, xếp loại tốt nghiệp nhưng là một trong các điều kiện để xét hoàn thành khối lượng học tập, xét điều kiện dự thi tốt nghiệp, xét tốt nghiệp hoặc bảo vệ chuyên đề, khóa luận tốt nghiệp theo quy định tại khoản 2 Thông tư số 10/2018/TT-BLĐTBXH.
- Hiệu trưởng các trường cao đẳng phê duyệt mẫu phôi, in ấn, quản lý, cấp chứng chỉ GDQP&AN theo quy định tại Thông tư số 15/2022/TT-BLDTBXH.
- Sinh viên có kết quả học tập môn học GDQP&AN đạt yêu cầu thì được cấp Chứng chỉ GDQP&AN theo quy định tại Thông tư sổ 15/2022/TT- BLĐTBXH.
2.3. Đối với các trường cao đẳng được phân luồng liên kết GDQP&AN với các trung tâm GDQP&AN theo quy định tại Thông tư liên tịch số 123/2015/TTLT- BQP-BGDĐT-BLĐTBXH và Quyết định số 2861/QĐ-BQP ngày 24/8/2021 của Bộ trưởng Bộ Quốc phòng về việc điều chỉnh, bổ sung danh sách liên kết GDQP&AN.
a) Chương trình: Chương trình môn học GDQP&AN thuộc khối các môn học chung trong chương trình đào tạo trình độ cao đẳng với thời gian là 75 giờ theo quy định tại Phụ lục II Thông tư số 10/2018/TT-BLĐTBXH. Các trung tâm GDQP&AN cập nhật, bố sung, nội dung các bài học phù hợp với tình hình thực tế kinh tế - xã hội, quốc phòng, an ninh địa phương.
b) Quản lý sinh viên
- Các trường phối họp với trung tâm giáo dục GDQP&AN xây dựng kế hoạch giáo dục, thống nhất về thời gian và số lượng sinh viên học GDQP&AN từng khóa, đợt học.
- Các trường phối hợp chặt chẽ với trung tâm GDQP&AN để chuẩn bị đầy đủ các nội dung, yêu cầu về liên kết giáo dục; bảo đảm an toàn cho sinh viên trong quá trình bàn giao và tiếp nhận.
- Cử cán bộ tham gia quản lý sinh viên, giám sát việc thực hiện kế hoạch giáo dục và phản ánh với trung tâm GDQP&AN những biểu hiện sai phạm để kịp thời chấn chỉnh.
- Phối hợp với trung tâm GDQP&AN thực hiện việc miễn, giảm hoặc tạm hoãn học GDQP&AN theo quy định hiện hành và chế độ chính sách đối với người học (nếu có).
c) Đánh giá kết quả học tập:
- Đánh giá kết quả học tập của người học được thực hiện theo quy định tại Thông tư số 04/2022/TT-BLDTBXH.
- Sinh viên có kết quả học tập môn học GDQP&AN đạt yêu cầu thì được cấp Chứng chỉ GDQP&AN theo quy định tại Thông tư số 15/2022/TT- BLDTBXH.
- Giám đốc trung tâm GDQP&AN phê duyệt mẫu phôi, in ấn, quản lý, cấp chứng chỉ GDQP&AN cho sinh viên các trường cao đẳng theo quy định tại Thông tư số 15/2022/TT-BLĐTBXH.
Trong quá trình thực hiện, nếu có vướng mắc, đề xuất về liên kết GDQP&AN, các trường cao đẳng phản ánh về Tổng cục Giáo dục nghề nghiệp để phối hợp với các cơ quan liên quan hướng dẫn hoặc bổ sung, điều chỉnh cho phù hợp.
Tổng cục Giáo dục nghề nghiệp đề nghị Sở Lao động - Thương binh và Xã hội các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương phối hợp chỉ đạo các trường cao đẳng, trung cấp trên địa bàn thực hiện hướng dẫn.
Các trường cao đẳng, trung cấp, trung tâm giáo dục quốc phòng và an ninh có liên kết giáo dục quốc phòng và an ninh với các trường cao đẳng thực hiện nghiêm hướng dẫn này và báo cáo kết quả GDQP&AN cho học sinh, sinh viên về Tổng cục Giáo dục nghề nghiệp trước ngày 31 tháng 12 năm 2023.