(Thanhhoa.dcs.vn): Thực hiện Chỉ thị số 21-CT/TW ngày 04/5/2023 của Ban Bí thư Trung ương Đảng “về tiếp tục đổi mới, phát triển và nâng cao chất lượng giáo dục nghề nghiệp đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045”; thời gian qua, các cấp ủy đảng, chính quyền huyện Quan Hóa đã tập trung lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện, bước đầu đã đạt được một số kết quả, cụ thể như sau:
Công tác tuyên truyền, phổ biến, hướng dẫn thực hiện chủ trương, chính sách, pháp luật về giáo dục nghề nghiệp được quan tâm, Từ đầu năm 2023 đến nay: huyện đã phối hợp tổ chức 02 phiên giao dịch việc làm tại tuyến sống Luồng, Sông mã (tại xã Phú Thanh và Thiên Phủ) cho 12 xã tham gia; 01 ngày hội việc làm tại trường THPT huyện Quan Hóa có quy mô lớn với 1.000 người tham gia cho học sinh và người lao động tại địa phương và có 19 đơn vị doanh nghiệp, trường nghề tham gia tuyển dụng với hơn 4.000 vị trí việc làm; Phối hợp với các công ty tổ chức 18 hội nghị tư vấn, tuyển dụng làm việc trong nước và xuất khẩu lao động
Tổ chức Hội nghị nâng cao năng lực cho cán bộ làm công tác tuyên truyền, tư vấn khởi nghiệp, học nghề cho Phó Bí thư Đoàn xã; Bí thư các chi đoàn bản, khu phố với 122 đại biểu. Tổ chức 02 cuộc truyền thông, hướng nghiệp cho học sinh các trường THPT Quan Hóa, Trung tâm GDNNN-GDTX; THCS&THPT Quan Hóa. với 500 em tham gia. Huyện Đoàn đã tổ chức tư vấn nghề nghiệp, hướng nghiệp cho học sinh, đoàn viên, thanh niên tại 05 cụm xã với tổng số 750 người. UBND huyện đã phối hợp lồng ghép với STrung tâm DV việc làm tỉnh tổ chức Ngày hội tư vấn nghề nghiệp, hướng nghiệp cho 930 học sinh, người lao động tại Trường THPT Quan Hóa.
Hiện nay trên địa bàn huyện Quan Hóa có 1 cơ sở giáo dục nghề nghiệp là Trung tâm Giáo dục nghề nghiệp - Giáo dục thường xuyên. Với số lượng cán bộ quản lý và giáo viên là 11 người; trình độ chuyên môn, kỹ thuật: Đại học: 04 người, cao đẳng: 01 người, Trung cấp 01 người; năng lực nghiệp vụ sư phạm dạy nghề trình độ đại học 04 người; cao đẳng kỹ thuật 01 người. 100% giáo viên và cán bộ quản lý giáo dục nghề nghiệp tại Trung tâm GDNN-GDTX đạt trình độ chuẩn và trên chuẩn, có chuyên môn vững vàng, kinh nghiệm giảng dạy lâu năm, đã qua đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm; cán bộ quản lý GDNN đều đã qua bồi dưỡng nghiệp vụ quản lý. Trình độ ứng dụng CNTT và ngoại ngữ của giáo viên và CBQL nghề nghiệp được nâng lên.
Đẩy nhanh lộ trình phổ cập nghề cho thanh niên, công nhân, nông dân và người lao động; đẩy mạnh xã hội hóa hoạt động giáo dục nghề nghiệp. Thực hiện Quyết định số 90/QĐ-TTg ngày 18/01/2022 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững giai đoạn 2021-2025;Quyết định số 1719/QĐ-TTg ngày 14/10/2021 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021-2030 Thực hiện Tiểu dự án 3, Dự án 5 về “Phát triển giáo dục nghề nghiệp, giải quyết việc làm cho người lao động vùng dân tộc thiểu, miền núi”. Năm 2023 đã tổ chức 52 lớp đào tạo nghề cho 1.570 lao động. Ngành nghề chủ yếu: Nuôi và trị bệnh cho gia súc; Nuôi và trị bệnh cho gia cầm; Nuôi trồng thủy sản nước ngọt; Trồng lúa; Dệt thổ cẩm; Kỹ thuật chế biến món ăn….
Hiệu quả liên kết, hợp tác về giáo dục nghề nghiệp giữa Nhà nước- Nhà trường – Doanh nghiệp được nâng ao. UBND huyện đã ký kết hợp đồng dạy nghề với 03 đơn vị Trường Trung tâm GDNN-GDTX huyện năm 2023 tổ chức đào tạo 4 lớp với 112 học viên; Công ty TNHH đầu tư phát triển và dịch vụ Học viện Nông nghiệp 30 lớp với 880 học viên; Công ty TNHH – Trung tâm đào tạo du lịch và tổ chức sự kiện (Đại học Văn hóa-TT và Du lịch Thanh Hóa) năm 2023 tổ chức đào tạo 11 lớp với 321 học viên. Các đơn vị đào tạo nghề có đội ngũ giáo viên chất lượng, giảng dạy bài bản, tâm huyết. Sau đào tạo, tất cả các học viên đều tốt nghiệp, được cấp chứng chỉ và nắm chắc kiến thức áp dụng trong thực tế để cải thiện cuộc sống, tăng thu nhập, nhằm góp phần thực hiện phong trào nông thôn mới; giảm nghèo bền vững. Sau các phiên giao dịch việc làm, hướng nghiệp số lượng lao động tìm được công việc cao.
Tuy nhiên, huyện Quan Hóa vẫn đang gặp những khó khăn, vướng mắc, tồn tại, hạn chế trong nâng cao chất lượng giáo dục nghề nghiệp, cụ thể đó là: Theo quy định đào tạo nghề nông nghiệp cho lao động nông thôn trong độ tuổi lạo động đôi khi cũng gặp nhiều khó khăn do người có nhu cầu không thuộc đối tượng được hỗ trợ dạy nghề, người thuộc đối tượng được hỗ trợ lại không mặn mà với nghề được dạy, hoặc đang đi làm ăn xa. Trình độ học viên không đồng đều nên việc tiếp thu kiến thức, kỹ năng của học viên còn hạn chế, kế hoạch học tập phải thay đổi khi người dân vào mùa vụ sản xuất. Tư tưởng trông chờ ỷ lại của một bộ phận nhân dân vẫn còn, phần lớn người lao động chưa có ý thức tự vươn lên làm giầu hoặc tự tạo cho mình một công ăn việc làm ổn định, không mạnh dan thay đổi thói quen. Đội ngũ Giáo viên làm công tác dạy nghề của Trung tâm giáo dục nghề nghiệp - GDTX huyện quá ít, không đáp ứng yêu cầu đặt ra; huyện chủ yếu phải đặt hàng với các đơn vị đào tạo trong và ngoài tỉnh. Địa bàn rộng, đi lại khó khăn, gây ảnh hưởng lớn đến việc tham gia học của người lao động; đa số lao động tham gia học nhóm ngành nghề nông - lâm nghiệp; nghề phi nông nghiệp và học tiếng để đi xuất khẩu ít nên chưa phát huy hiệu quả cao sau đào tạo…