Với sự chỉ đạo sâu sát của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, sự phối hợp của các bộ, ngành, hoạt động du lịch đã dần khôi phục trở lại, đặc biệt là du lịch nội địa. Kết quả phục hồi du lịch có tác động lan tỏa tới nhiều lĩnh vực, góp phần cải thiện 3 động lực tăng trưởng của nền kinh tế là đầu tư, xuất khẩu và tiêu dùng.
Toàn cảnh hội nghị tại điểm cầu Trung ương. Ảnh VGP/Nhật Bắc
Sáng 15/11, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính chủ trì hội nghị phát triển du lịch Việt Nam nhanh, bền vững theo hình thức trực tiếp tại trụ sở Chính phủ và kết nối trực tuyến tới trụ sở UBND các tỉnh, thành phố trên cả nước.
Dự hội nghị có Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà; các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ; lãnh đạo các bộ, ngành, cơ quan Trung ương; lãnh đạo các hội doanh nghiệp lớn ngành du lịch và hàng không; các chuyên gia kinh tế, du lịch.
Toàn cảnh hội nghị tại điểm cầu Thanh Hóa.
Dự hội nghị tại điểm cầu Thanh Hóa có đồng chí Đỗ Minh Tuấn, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh; đại diện lãnh đạo các ban, sở, ngành và các địa phương có liên quan.
Du lịch là một điểm sáng trong phục hồi nền kinh tế
Theo báo cáo, năm 2023, trong bối cảnh quốc tế, trong nước còn nhiều thách thức, song với sự lãnh đạo, chỉ đạo sâu sát của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, nỗ lực của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, sự tích cực của các bộ, ngành, địa phương, sự đồng hành của Nhân dân, cộng đồng doanh nghiệp, ngành du lịch Việt Nam đã đạt được một số kết quả nổi bật.
Đồng chí Đỗ Minh Tuấn, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh dự hội nghị tại điểm cầu Thanh Hóa.
Các vấn đề tạo thuận lợi cho khách du lịch quốc tế có chuyển biến mạnh mẽ, đặc biệt là thủ tục xuất nhập cảnh, thị thực. Sản phẩm du lịch được làm mới, hấp dẫn hơn và có khả năng cạnh tranh tốt hơn. Nhiều điểm đến mới được đầu tư, hệ thống cơ sở vật chất kỹ thuật phục vụ du lịch được cải thiện...
Trong đó, cơ chế, chính sách hỗ trợ phát triển du lịch, hỗ trợ các doanh nghiệp du lịch tiếp tục được rà soát, điều chỉnh, bổ sung và ban hành kịp thời. Các vấn đề tạo thuận lợi cho khách du lịch quốc tế có chuyển biến mạnh mẽ, đặc biệt là thủ tục xuất nhập cảnh, thị thực. Sản phẩm du lịch được làm mới, hấp dẫn hơn và có khả năng cạnh tranh tốt hơn. Nhiều điểm đến mới được đầu tư, hệ thống cơ sở vật chất kỹ thuật phục vụ du lịch được cải thiện.
Các đại biểu tham dự hội nghị tại điểm cầu Thanh Hóa.
Công tác phát triển du lịch được phát triển đặt trong tổng thể công tác văn hóa đối ngoại, bảo tồn phát huy giá trị di sản văn hóa, hoạt động thể thao, hoạt động xúc tiến đầu tư thương mại. Các sự kiện du lịch được tổ chức có trọng tâm, trọng điểm, có sức hấp dẫn, lan tỏa tại các địa phương, nhận thức của toàn xã hội về vai trò, vị trí, đóng góp của ngành du lịch có chuyển biến tích cực.
Các đại biểu tham dự hội nghị tại điểm cầu Thanh Hóa.
Trong 10 tháng đầu năm 2023, lượng khách quốc tế đến Việt Nam đạt hơn 9,97 triệu lượt, vượt chỉ tiêu kế hoạch cả năm; khách nội địa đạt 98,7 triệu lượt khách; tổng thu từ khách du lịch đạt 582,6 nghìn tỷ đồng.
Trong 10 tháng đầu năm 2023, lượng khách quốc tế đến Việt Nam đạt hơn 9,97 triệu lượt, vượt chỉ tiêu kế hoạch cả năm; khách nội địa đạt 98,7 triệu lượt khách; tổng thu từ khách du lịch đạt 582,6 nghìn tỷ đồng. Theo tổng hợp của Bộ Kế hoạch và Đầu tư, du lịch là một điểm sáng trong phục hồi nền kinh tế, kết quả phục hồi du lịch có tác động lan tỏa tới nhiều lĩnh vực, góp phần cải thiện 3 động lực tăng trưởng của nền kinh tế là đầu tư, xuất khẩu và tiêu dùng. Cùng với đó, Du lịch Việt Nam nhận 54 giải thưởng của Giải thưởng World Travel Awards năm 2023, nổi bật là giải thưởng “Điểm đến hàng đầu châu Á 2023” và "Điểm đến thiên nhiên hàng đầu châu Á 2023”, tiếp tục khẳng định thương hiệu và vị thế của du lịch Việt Nam trên thị trường quốc tế.
Toàn cảnh hội nghị tại điểm cầu Thanh Hóa.
Bên cạnh những kết quả đạt được, ngành du lịch Việt Nam vẫn phải đối mặt với nhiều khó khăn, thách thức. Tỷ lệ phục hồi lượng khách du lịch quốc tế còn thấp so với năm 2019. Các hoạt động quảng bá, xúc tiến du lịch của Việt Nam chưa đảm bảo yêu cầu về tần suất, độ phủ tới các thị trường trọng điểm, chưa tổ chức được các hoạt động xúc tiến du lịch quy mô và tầm vóc quốc gia. Sản phẩm du lịch chưa tương xứng với tiềm năng và thế mạnh, giá trị gia tăng thấp, chưa thực sự đa dạng, hấp dẫn đối với một số thị trường khách du lịch trong bối cảnh mới...
Các đại biểu tham dự hội nghị tại điểm cầu Thanh Hóa.
Tại hội nghị, các đại biểu thảo luận về khó khăn, vướng mắc, đề xuất giải pháp và hiến kế thu hút khách, phát triển du lịch Việt Nam nhanh, bền vững; tăng cường liên kết vùng, ngành, hợp tác công tư nhằm xây dựng sản phẩm và xúc tiến quảng bá du lịch.
Các đại biểu cũng đã trao đổi về vai trò của địa phương, các chủ thể trong quản lý điểm đến và xúc tiến quảng bá du lịch; khắc phục yếu tố thời vụ, đẩy mạnh thu hút khách du lịch quốc tế qua cửa khẩu đường không, đường bộ, đường biển; vai trò cơ quan đại diện ngoại giao Việt Nam ở nước ngoài trong thu hút khách du lịch quốc tế; giải pháp tăng chi tiêu khách du lịch thông qua mua sắm hàng hóa...
Phát triển ngành Du lịch theo hướng an toàn, xanh, sạch, bền vững
Phát biểu kết luận hội nghị, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính cho rằng, thời gian qua, ngành du lịch đã có nhiều cố gắng trong việc phục hồi. Lượng khách du lịch trong nước tăng trưởng nhanh là minh chứng cho những cố gắng của cả hệ thống chính trị, đặc biệt là sự phấn đấu, nỗ lực của ngành du lịch. Kết quả này cũng giúp ngành du lịch thêm tự tin trong việc phát triển du lịch ngày càng tiến bộ, hiệu quả để có thể trở thành ngành kinh tế mũi nhọn.
Thủ tướng Phạm Minh Chính phát biểu kết luận hội nghị. Ảnh VGP/Nhật Bắc
Bên cạnh kết quả đạt được, Thủ tướng cũng lưu ý, ngành du lịch cần thẳng thắn nhìn nhận hoạt động phát triển du lịch chưa tương xứng với tiềm năng về con người, thiên nhiên đang có. So với năm 2019, đến nay, lượng khách quốc tế vẫn chưa được như mong muốn, chưa đạt được mục tiêu đề ra; nhiều thủ tục về xuất nhập cảnh, lưu trú... còn bất cập; sản phẩm du lịch chưa đa dạng; công tác quản lý du lịch chưa đồng bộ, vấn đề vệ sinh, môi trường chưa được quan tâm đầy đủ...
"Yêu cầu các bộ, ngành, địa phương khi thúc đẩy hoạt động du lịch không chỉ cần nhanh, mà còn phải kiên trì, bình tĩnh để phân tích rõ thuận lợi, khó khăn, thách thức, từng bước tháo gỡ...
THỦ TƯỚNG PHẠM MINH CHÍNH"
Thủ tướng yêu cầu các bộ, ngành, địa phương khi thúc đẩy hoạt động du lịch không chỉ cần nhanh, mà còn phải kiên trì, bình tĩnh để phân tích rõ thuận lợi, khó khăn, thách thức, từng bước tháo gỡ. Đồng thời yêu cầu ngành du lịch cần chú trọng xây dựng, phát triển ngành du lịch theo hướng an toàn, xanh, sạch, bền vững; xây dựng các sản phẩm du lịch bốn mùa; phát triển du lịch gắn với phát huy giá trị về môi trường thiên nhiên, văn hóa truyền thống tốt đẹp của người Việt Nam.
Chú trọng phát triển sản phẩm du lịch phong phú, đa dạng và có tính đặc trưng riêng, hướng đến những dòng sản phẩm du lịch cao cấp; chú trọng tính chuyên nghiệp, hiện đại theo tiêu chuẩn quốc tế nhưng vẫn bảo đảm tính độc đáo riêng của Việt Nam; thực hiện chuyển đổi số trong hoạt động du lịch, phát triển hệ sinh thái du lịch thông minh.
"Đa dạng hóa các hình thức liên kết, hợp tác; thực hiện hiệu quả cơ chế điều phối, quy chế hoạt động, kế hoạch hành động vùng, liên vùng trong liên kết phát triển sản phẩm, thị trường, xúc tiến quảng bá, xây dựng thương hiệu; kết nối tour, tuyến, điểm du lịch.
THỦ TƯỚNG PHẠM MINH CHÍNH"
Đa dạng hóa các hình thức liên kết, hợp tác; thực hiện hiệu quả cơ chế điều phối, quy chế hoạt động, kế hoạch hành động vùng, liên vùng trong liên kết phát triển sản phẩm, thị trường, xúc tiến quảng bá, xây dựng thương hiệu; kết nối tour, tuyến, điểm du lịch; đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng, cơ sở vật chất kỹ thuật; đào tạo nguồn nhân lực; nhân rộng mô hình hợp tác công - tư trong quản lý điểm đến cấp vùng, cấp địa phương.
Phát huy vai trò của Hiệp hội du lịch các địa phương, thu hút sự tham gia của các doanh nghiệp, đặc biệt là các doanh nghiệp lữ hành, vận chuyển khách du lịch nhằm tăng khả năng điều phối, luân chuyển khách giữa các vùng, địa phương theo các tour du lịch, chương trình du lịch.
Tăng cường liên kết giữa ngành du lịch với các ngành, lĩnh vực khác trong chuỗi giá trị, hình thành các sản phẩm du lịch đa dạng, độc đáo như du lịch sinh thái, du lịch mạo hiểm, du lịch chữa bệnh, du lịch ẩm thực...
Đẩy mạnh quản lý điểm đến, kiểm soát sức chứa tại khu, điểm du lịch, tạo dựng môi trường du lịch văn hóa, văn minh, thân thiện, mến khách. Tăng cường liên kết hợp tác giữa các doanh nghiệp du lịch và dịch vụ liên quan để kích cầu du lịch, đảm bảo hài hòa lợi ích giữa các bên tham gia, hướng tới mục tiêu nâng cao khả năng cạnh tranh của du lịch Việt Nam...