(Thanhhoa.dcs.vn): Thực hiện Kết luận số 684-KL/TU ngày 10/12/2021 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy về “Tăng cường công tác dân vận vùng đồng bào dân tộc Mông tỉnh Thanh Hóa”; thời gian qua, các cấp ủy đảng, chính quyền, mặt trận tổ quốc, các đoàn thể chính trị - xã hội trên địa bàn huyện Mường Lát đã tập trung lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện đồng bộ các giải pháp, đạt kết quả bước đầu tích cực.
Hiện nay, đồng bào dân tộc Mông huyện Mường Lát sinh sống tập trung ở 39 bản (01 bản xen ghép là bản Na Tao - xã Pù Nhi) thuộc địa bàn 06 xã với tổng số 3.533 hộ/19.170 khẩu, chiếm 44% dân số toàn huyện. Trong đó có 38 bản thuộc diện đặc biệt khó khăn theo Quyết định số 612/QĐ-UBDT ngày 16/9/2021 của Bộ trưởng Chủ nhiệm Ủy ban dân tộc; trong những năm qua đồng bào các dân tộc huyện Mường Lát nói chung và đồng bào Mông nói riêng luôn nhận được sự quan tâm của Trung ương, của Tỉnh đầu tư nhiều chủ trương, chính sách để phát triển kinh tế xã hội, xóa đói giảm nghèo, ổn định đời sống.
Qua việc thực hiện các chương trình, dự án, chính sách, các tiến bộ kỹ thuật đã bước đầu được áp dụng trong sản xuất nông - lâm nghiệp; tình trạng di cư tự do cơ bản ổn định; quốc phòng an ninh trong vùng được đảm bảo; công tác tuyên truyền phổ biến giáo dục pháp luật được đẩy mạnh góp phần từng bước nâng cao nhận thức và ý thức chấp hành pháp luật của đồng bào. Các hủ tục lạc hậu không còn phù hợp với sự phát triển của xã hội đã dần được xóa bỏ. Cơ sở hạ tầng từng bước được xây dựng và phát huy hiệu quả, kinh tế - xã hội có bước phát triển mới, quốc phòng - an ninh được giữ vững, y tế - giáo dục được nâng lên cả về số lượng và chất lượng. Tỷ lệ hộ nghèo đồng bào dân tộc Mông theo kết quả rà soát hộ nghèo cuối năm 2022 còn 2.741 hộ nghèo, chiếm tỷ lệ 77,5%; số hộ cận nghèo là 471 hộ, chiếm tỷ lệ 13,3%. Trình độ dân trí được nâng lên, đời sống tinh thần của đồng bào ngày càng được cải thiện hơn. Có được kết quả nêu trên có đóng góp quan trọng của việc triển khai thực hiện hiệu quả công tác dân dận đối với đồng bào dân tộc Mông.
Sau khi Ban Thường vụ Tỉnh ủy ban hành Kết luận số 684-KL/TU, Ban Thường vụ Huyện ủy Mường Lát đã cụ thể hóa và ban hành Kế hoạch về triển khai thực hiện Kết luận; tổ chức hội nghị để quán triệt triển khai tại xã Trung Lý, đồng thời đã tổ chức ra mắt 01 mô hình điểm “Chính quyền thân thiện, vì Nhân dân phục vụ” năm 2022 (tại xã Trung Lý) và kết hợp tổ chức Hội nghị tập huấn mô hình “Chính quyền thân thiện, vì Nhân dân phục vụ”; đến nay, đã xây dựng, thành lập và ra mắt thêm 07 mô hình “Chính quyền thân thiện, vì Nhân dân phục vụ” năm 2023 tại 7 xã, thị trấn; nâng tổng số 8/8 xã, thị trấn có mô hình “Chính quyền thân thiện, vì Nhân dân phục vụ” trên địa bàn toàn huyện.
Trong giai đoạn từ năm 2021 đến tháng 9/2023, UBND huyện Mường Lát đã phối hợp tổ chức 06 hội nghị tuyên truyền phổ biến giáo dục pháp luật và tuyên truyền vận động thực hiện nếp sống văn hóa trong tang lễ đồng bào Mông huyện Mường Lát, với 963 lượt đại biểu tham gia8 trên địa bàn huyện. UBND huyện Mường Lát đã chỉ đạo Phòng Dân tộc phối hợp với phòng Tư pháp, Công an huyện, UBND các xã tổ chức 14 Hội nghị lồng ghép tuyên truyền “Giảm thiểu tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống”, “Phổ biến giáo dục pháp luật và tuyên truyền vận động đồng bào dân tộc thiểu số” với “Thực hiện nếp sống văn hóa trong tang lễ” tại 06 các xã có đồng bào dân tộc Mông với trên 726 lượt đại biểu tham gia.
Nội dung tập trung tuyên truyền các quan điểm chính sách dân tộc, tôn giáo của Đảng và Nhà nước ta; công tác đấu tranh chống lại những luận điệu sai trái của các thế lực thù địch lợi dụng vấn đề dân tộc,tôn giáo, dân chủ, nhân quyền ở vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi; nội dung một số văn bản luật như: Luật An ninh quốc gia, Luật Phòng, chống ma túy, Luật Phòng, chống mua bán người, Luật Hôn nhân và Gia đình, Luật Bình đẳng giới; chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước về thực hiện nếp sống văn hóa trong việc cưới, việc tang; vận động đồng bào Mông xóa bỏ các hủ tục, tập quán lạc hậu, xây dựng môi trường văn hóa lành mạnh, văn minh; một số vấn đề về di cư tự do, vấn đề tôn giáo, tình hình quốc phòng - an ninh, trật tự an toàn xã hội vùng đồng bào dân tộc Mông…
Tiếp tục đẩy mạnh củng cố và nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ cơ sở trong hệ thống chính trị vùng dân tộc và miền núi; thường xuyên quan tâm đến công tác quy hoạch, đào tạo, bồi dưỡng, sử dụng, đãi ngộ, luân chuyển cán bộ; hàng năm xây dựng kế hoạch tập trung đào tạo, bồi dưỡng với nhiều hình thức khác nhau, từ đó đội ngũ cán bộ, công chức là người dân tộc, từng bước đạt chuẩn theo quy định, đảm bảo yêu cầu nhiệm vụ chính trị vùng dân tộc miền núi. Tính đến tháng 9/2023, toàn huyện có 2.774 đảng viên; trong đó đảng viên là người dân tộc thiểu số 2.244 người. Hiện nay, trên địa bàn huyện không còn tình trạng cơ sở không có tổ chức đảng và đảng viên; tỷ lệ tập hợp đoàn viên, hội viên tham gia vào các tổ chức đoàn thể chính trị - xã hội đạt tỷ lệ từ trên 70% đến 96%.
Tuy nhiên, tình hình kinh tế - xã hội của đồng bào dân tộc Mông phát triển chậm; tỷ lệ hộ nghèo, cận nghèo và nguy cơ tái nghèo cao. Trình độ dân trí ở một bộ phận đồng bào còn thấp, việc nắm bắt thông tin về các chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước còn hạn chế. Điều kiện tự nhiên khó khăn, địa bàn rộng, địa hình phức tạp, dân cư phân tán; đất canh tác chủ yếu là đồi núi, độ dốc cao; cơ sở hạ tầng thiết yếu còn thiếu và chưa đồng bộ; lũ ống, lũ quét, rét đậm, rét hại, hạn hán, dịch bệnh còn xảy ra. Các thế lực thù địch lợi dụng vấn đề dân tộc, tôn giáo, những khó khăn về đời sống của đồng bào dân tộc để kích động, chống phá chia rẽ khối đại đoàn kết dân tộc, gây mất ổn định chính trị - xã hội.
Công tác triển khai, thực hiện Kết luận số 684-KL/TU của Ban Thường vụ Tỉnh ủy ở một số cấp ủy, chính quyền, MTTQ, các đoàn thể cơ sở đôi lúc chưa kịp thời và chủ động. Công tác hướng dẫn, đôn đốc thực hiện Kết luận số 684-KL/TU ở cơ sở chưa thường xuyên, chưa quyết liệt. Nguyên nhân chủ yếu là do một số cấp ủy, chính quyền, các đoàn thể địa phương có đồng bào dân tộc Mông chưa thực sự chủ động trong việc lãnh đạo, chỉ đạo tổ chức thực hiện Kết luận số 684-KL/TU ở địa phương, đơn vị mình. Công tác hướng dẫn, đôn đốc thực hiện ở cơ sở chưa thường xuyên, chưa quyết liệt. Việc theo dõi, kiểm tra, tổng hợp tình hình và kết quả thực hiện Kết luận 684-KL/TU chưa thường xuyên, liên tục.
Quá trình thực hiện công tác dân vận đối với đồng bào Mông trên địa bàn huyện Mường Lát rút ra một số bài học kinh nghiệm như sau:
Một là, cần tăng cường công tác lãnh đạo, chỉ đạo của cấp ủy, chính quyền, các ngành, đoàn thể một cách đồng bộ, quyết liệt; nâng cao nhận thức trách nhiệm, quyền và lợi ích chính đáng trong triển khai thực hiện công tác dân tộc, chính sách dân tộc, trong đó có các chính sách liên quan đến đồng bào Mông; trong lĩnh vực phát triển kinh tế - xã hội, đảm bảo quốc phòng an ninh, từ đó thu hút được sự tham gia của Nhân dân các dân tộc và sự chủ động, tích cực của cả hệ thống chính trị trong việc xóa đói, giảm nghèo.
Hai là, cần làm tốt công tác phối hợp chặt chẽ, toàn diện của các cấp, các nghành trong quá trình triển khai thực hiện Kết luận số 684-KL/TU ngày 10/12/2021 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy về “Tăng cường công tác dân vận vùng đồng bào dân tộc Mông tỉnh Thanh Hóa” năm 2023 và những năm tiếp theo. Phân công rõ trách nhiệm của các ngành, lực lượng tham gia thực hiện nhiệm vụ, thường xuyên đôn đốc, kiểm tra, giám sát, kịp thời xử lý những khó khăn, vướng mắc trong quá trình thực hiện Kết luận 684-KL/TU…
Kết quả thực hiện công tác dân vận vùng đồng bào dân tộc Mông trên địa bàn huyện Mường Lát
Thực hiện Kết luận số 684-KL/TU ngày 10/12/2021 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy về “Tăng cường công tác dân vận vùng đồng bào dân tộc Mông tỉnh Thanh Hóa”; thời gian qua, các cấp ủy đảng, chính quyền, mặt trận tổ quốc, các đoàn thể chính trị - xã hội trên địa bàn huyện Mường Lát đã tập trung lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện đồng bộ các giải pháp, đạt kết quả bước đầu tích cực.
Hiện nay, đồng bào dân tộc Mông huyện Mường Lát sinh sống tập trung ở 39 bản (01 bản xen ghép là bản Na Tao - xã Pù Nhi) thuộc địa bàn 06 xã với tổng số 3.533 hộ/19.170 khẩu, chiếm 44% dân số toàn huyện. Trong đó có 38 bản thuộc diện đặc biệt khó khăn theo Quyết định số 612/QĐ-UBDT ngày 16/9/2021 của Bộ trưởng Chủ nhiệm Ủy ban dân tộc; trong những năm qua đồng bào các dân tộc huyện Mường Lát nói chung và đồng bào Mông nói riêng luôn nhận được sự quan tâm của Trung ương, của Tỉnh đầu tư nhiều chủ trương, chính sách để phát triển kinh tế xã hội, xóa đói giảm nghèo, ổn định đời sống.
Qua việc thực hiện các chương trình, dự án, chính sách, các tiến bộ kỹ thuật đã bước đầu được áp dụng trong sản xuất nông - lâm nghiệp; tình trạng di cư tự do cơ bản ổn định; quốc phòng an ninh trong vùng được đảm bảo; công tác tuyên truyền phổ biến giáo dục pháp luật được đẩy mạnh góp phần từng bước nâng cao nhận thức và ý thức chấp hành pháp luật của đồng bào. Các hủ tục lạc hậu không còn phù hợp với sự phát triển của xã hội đã dần được xóa bỏ. Cơ sở hạ tầng từng bước được xây dựng và phát huy hiệu quả, kinh tế - xã hội có bước phát triển mới, quốc phòng - an ninh được giữ vững, y tế - giáo dục được nâng lên cả về số lượng và chất lượng. Tỷ lệ hộ nghèo đồng bào dân tộc Mông theo kết quả rà soát hộ nghèo cuối năm 2022 còn 2.741 hộ nghèo, chiếm tỷ lệ 77,5%; số hộ cận nghèo là 471 hộ, chiếm tỷ lệ 13,3%. Trình độ dân trí được nâng lên, đời sống tinh thần của đồng bào ngày càng được cải thiện hơn. Có được kết quả nêu trên có đóng góp quan trọng của việc triển khai thực hiện hiệu quả công tác dân dận đối với đồng bào dân tộc Mông.
Sau khi Ban Thường vụ Tỉnh ủy ban hành Kết luận số 684-KL/TU, Ban Thường vụ Huyện ủy Mường Lát đã cụ thể hóa và ban hành Kế hoạch về triển khai thực hiện Kết luận; tổ chức hội nghị để quán triệt triển khai tại xã Trung Lý, đồng thời đã tổ chức ra mắt 01 mô hình điểm “Chính quyền thân thiện, vì Nhân dân phục vụ” năm 2022 (tại xã Trung Lý) và kết hợp tổ chức Hội nghị tập huấn mô hình “Chính quyền thân thiện, vì Nhân dân phục vụ”; đến nay, đã xây dựng, thành lập và ra mắt thêm 07 mô hình “Chính quyền thân thiện, vì Nhân dân phục vụ” năm 2023 tại 7 xã, thị trấn; nâng tổng số 8/8 xã, thị trấn có mô hình “Chính quyền thân thiện, vì Nhân dân phục vụ” trên địa bàn toàn huyện.
Trong giai đoạn từ năm 2021 đến tháng 9/2023, UBND huyện Mường Lát đã phối hợp tổ chức 06 hội nghị tuyên truyền phổ biến giáo dục pháp luật và tuyên truyền vận động thực hiện nếp sống văn hóa trong tang lễ đồng bào Mông huyện Mường Lát, với 963 lượt đại biểu tham gia8 trên địa bàn huyện. UBND huyện Mường Lát đã chỉ đạo Phòng Dân tộc phối hợp với phòng Tư pháp, Công an huyện, UBND các xã tổ chức 14 Hội nghị lồng ghép tuyên truyền “Giảm thiểu tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống”, “Phổ biến giáo dục pháp luật và tuyên truyền vận động đồng bào dân tộc thiểu số” với “Thực hiện nếp sống văn hóa trong tang lễ” tại 06 các xã có đồng bào dân tộc Mông với trên 726 lượt đại biểu tham gia.
Nội dung tập trung tuyên truyền các quan điểm chính sách dân tộc, tôn giáo của Đảng và Nhà nước ta; công tác đấu tranh chống lại những luận điệu sai trái của các thế lực thù địch lợi dụng vấn đề dân tộc,tôn giáo, dân chủ, nhân quyền ở vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi; nội dung một số văn bản luật như: Luật An ninh quốc gia, Luật Phòng, chống ma túy, Luật Phòng, chống mua bán người, Luật Hôn nhân và Gia đình, Luật Bình đẳng giới; chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước về thực hiện nếp sống văn hóa trong việc cưới, việc tang; vận động đồng bào Mông xóa bỏ các hủ tục, tập quán lạc hậu, xây dựng môi trường văn hóa lành mạnh, văn minh; một số vấn đề về di cư tự do, vấn đề tôn giáo, tình hình quốc phòng - an ninh, trật tự an toàn xã hội vùng đồng bào dân tộc Mông…
Tiếp tục đẩy mạnh củng cố và nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ cơ sở trong hệ thống chính trị vùng dân tộc và miền núi; thường xuyên quan tâm đến công tác quy hoạch, đào tạo, bồi dưỡng, sử dụng, đãi ngộ, luân chuyển cán bộ; hàng năm xây dựng kế hoạch tập trung đào tạo, bồi dưỡng với nhiều hình thức khác nhau, từ đó đội ngũ cán bộ, công chức là người dân tộc, từng bước đạt chuẩn theo quy định, đảm bảo yêu cầu nhiệm vụ chính trị vùng dân tộc miền núi. Tính đến tháng 9/2023, toàn huyện có 2.774 đảng viên; trong đó đảng viên là người dân tộc thiểu số 2.244 người. Hiện nay, trên địa bàn huyện không còn tình trạng cơ sở không có tổ chức đảng và đảng viên; tỷ lệ tập hợp đoàn viên, hội viên tham gia vào các tổ chức đoàn thể chính trị - xã hội đạt tỷ lệ từ trên 70% đến 96%.
Tuy nhiên, tình hình kinh tế - xã hội của đồng bào dân tộc Mông phát triển chậm; tỷ lệ hộ nghèo, cận nghèo và nguy cơ tái nghèo cao. Trình độ dân trí ở một bộ phận đồng bào còn thấp, việc nắm bắt thông tin về các chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước còn hạn chế. Điều kiện tự nhiên khó khăn, địa bàn rộng, địa hình phức tạp, dân cư phân tán; đất canh tác chủ yếu là đồi núi, độ dốc cao; cơ sở hạ tầng thiết yếu còn thiếu và chưa đồng bộ; lũ ống, lũ quét, rét đậm, rét hại, hạn hán, dịch bệnh còn xảy ra. Các thế lực thù địch lợi dụng vấn đề dân tộc, tôn giáo, những khó khăn về đời sống của đồng bào dân tộc để kích động, chống phá chia rẽ khối đại đoàn kết dân tộc, gây mất ổn định chính trị - xã hội.
Công tác triển khai, thực hiện Kết luận số 684-KL/TU của Ban Thường vụ Tỉnh ủy ở một số cấp ủy, chính quyền, MTTQ, các đoàn thể cơ sở đôi lúc chưa kịp thời và chủ động. Công tác hướng dẫn, đôn đốc thực hiện Kết luận số 684-KL/TU ở cơ sở chưa thường xuyên, chưa quyết liệt. Nguyên nhân chủ yếu là do một số cấp ủy, chính quyền, các đoàn thể địa phương có đồng bào dân tộc Mông chưa thực sự chủ động trong việc lãnh đạo, chỉ đạo tổ chức thực hiện Kết luận số 684-KL/TU ở địa phương, đơn vị mình. Công tác hướng dẫn, đôn đốc thực hiện ở cơ sở chưa thường xuyên, chưa quyết liệt. Việc theo dõi, kiểm tra, tổng hợp tình hình và kết quả thực hiện Kết luận 684-KL/TU chưa thường xuyên, liên tục.
Quá trình thực hiện công tác dân vận đối với đồng bào Mông trên địa bàn huyện Mường Lát rút ra một số bài học kinh nghiệm như sau:
Một là, cần tăng cường công tác lãnh đạo, chỉ đạo của cấp ủy, chính quyền, các ngành, đoàn thể một cách đồng bộ, quyết liệt; nâng cao nhận thức trách nhiệm, quyền và lợi ích chính đáng trong triển khai thực hiện công tác dân tộc, chính sách dân tộc, trong đó có các chính sách liên quan đến đồng bào Mông; trong lĩnh vực phát triển kinh tế - xã hội, đảm bảo quốc phòng an ninh, từ đó thu hút được sự tham gia của Nhân dân các dân tộc và sự chủ động, tích cực của cả hệ thống chính trị trong việc xóa đói, giảm nghèo.
Hai là, cần làm tốt công tác phối hợp chặt chẽ, toàn diện của các cấp, các nghành trong quá trình triển khai thực hiện Kết luận số 684-KL/TU ngày 10/12/2021 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy về “Tăng cường công tác dân vận vùng đồng bào dân tộc Mông tỉnh Thanh Hóa” năm 2023 và những năm tiếp theo. Phân công rõ trách nhiệm của các ngành, lực lượng tham gia thực hiện nhiệm vụ, thường xuyên đôn đốc, kiểm tra, giám sát, kịp thời xử lý những khó khăn, vướng mắc trong quá trình thực hiện Kết luận 684-KL/TU…