(Thanhhoa.dcs.vn): Từ đầu năm 2023 đến nay, công tác bảo vệ rừng (BVR), phòng cháy, chữa cháy rừng (PCCCR) đã được các cấp ủy Đảng, chính quyền quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo; các tổ chức chính trị - xã hội và đoàn thể tăng cường công tác tuyên truyền, vận động đoàn viên, hội viên và các tầng lớp nhân dân tích cực tham gia bảo vệ và phát triển rừng (BV&PTR), PCCR; các lực lượng chức năng, chủ rừng tăng cường tuần tra, kiểm tra phát hiện sớm vi phạm, xử lý nghiêm minh, dứt điểm vi phạm; lực lượng Kiểm lâm đã có nhiều nỗ lực trong việc tham mưu cho cấp ủy Đảng, chính quyền trong BVR, PCCCR. An ninh rừng cơ bản ổn định, không có “tụ điểm”, “điểm nóng” về phá rừng, khai thác rừng, buôn bán, vận chuyển, kinh doanh lâm sản trái pháp luật. Số vụ vi phạm pháp luật về Lâm nghiệp, lượng lâm sản khai thác trái pháp luật giảm sâu so với những năm trước; tỷ lệ che phủ rừng năm 2023 ước đạt 53,65%.

Tuy nhiên, ở một số huyện miền núi, khu vực giáp ranh giữa rừng của các Ban quản lý rừng với các hộ gia đình, cá nhân; khu vực giáp ranh giữa rừng tự nhiên với rừng trồng, vẫn còn tình trạng xâm lấn rừng, phá rừng, khai thác gỗ rừng tự nhiên làm nghèo rừng; tự ý phát dọn thảm thực vật, cây leo, bụi rậm, tre mìa... ở các khu vực rừng tự nhiên chưa có trữ lượng để lấy đất trồng rừng; nguy cơ cháy rừng, nhất là ở các khu rừng trồng tập trung ở các huyện ven biển và trung du vẫn luôn tiềm ẩn; tình trạng mua bán, vận chuyển, kinh doanh, chế biến lâm sản khai thác trái phép từ rừng tự nhiên vẫn diễn biến phíc tạp, với nhiều thủ đoạn, hình thíc tinh vi; tình trạng tự ý chuyển mục đích sử dụng đất lâm nghiệp sang mục đích khác, cạnh tranh không lành mạnh trong mua bán gỗ rừng trồng vẫn còn diễn ra ở một số địa phương, để cơ quan báo chí phản ánh gây mất ổn định an ninh rừng nói riêng, an ninh trật tự xã hội nói chung.

Để kịp thời chấn chỉnh và nâng cao hiệu quả quản lý công tác BV&PTR, PCCCR, nhất là trong dịp trước, trong và sau Tết Nguyên đán Giáp Thìn 2024, Sở Nông nghiệp và PTNT ban hành Văn bản số 6491/SNNPTNT-CCKL ngày 01/12/2023 đề nghị các cơ quan, đơn vị liên quan, UBND các huyện, thị xã, thành phố tăng cường công tác bảo vệ và PCCC rừng.

Theo đó, đề nghị UBND các huyện, thị xã, thành phố: Đề nghị Chủ tịch UBND; Ban chỉ đạo về mục tiêu phát triển lâm nghiệp bền vững các huyện, thị xã, thành phố, chỉ đạo Chủ tịch UBND các xã, phường, thị trấn có rừng, gần rừng; các cơ quan chức năng, các tổ chức, đoàn thể, trường học trên địa bàn, phối hợp chặt chẽ với lực lượng Kiểm lâm, tăng cường công tác tuyên truyền BVR, PCCCR đến cộng đồng dân cư trên địa bàn; tiếp tục thực hiện nghiêm túc, có hiệu quả Chỉ thị số 13-CT/TW, ngày 12/01/2017 và Kết luận số 61-KL/TW ngày 17/8/2023 của Ban Bí thư Trung ương Đảng về tiếp tục thực hiện Chỉ thị số 13-CT/TW về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác QLBV&PTR; Chỉ thị số 05/CT-TTg ngày 18/5/2022 của Thủ tướng Chính phủ về tăng cường công tác quản lý, bảo vệ rừng, xử lý tình trạng phá rừng, lấn chiếm rừng trái pháp luật và chỉ đạo của Tỉnh ủy, UBND tỉnh về BV&PTR, PCCCR; kiện toàn, củng cố lại Ban chỉ đạo.

Phân công trách nhiệm cho từng thành viên Ban chỉ đạo cấp huyện, cấp xã để thực hiện công tác kiểm tra, chỉ đạo địa bàn được phân công; chỉ đạo lực lượng Công an, nhất là lực lượng Công an xã phối hợp chặt chẽ với lực lượng Kiểm lâm, Dân quân tự vệ, lực lượng chuyên trách BVR của chủ rừng trong công tác bảo vệ rừng, PCCCR; có phương án đảm bảo lực lượng, vật tư, trang thiết bị và hậu cần, thường trực, sẵn sàng phối hợp lực lượng ứng phó, xử lý các tình huống cấp bách trong BVR, không để xảy ra phá rừng, khai thác rừng để dư luận, báo chí phản ánh gây bức xúc trong dư luận; không để xảy ra cháy rừng; giám sát chặt chẽ việc chuyển đổi mục đích sử dụng rừng, việc chuyển nhượng rừng trái pháp luật, nhất là chuyển nhượng rừng tự nhiên; tổ chức rà soát lại diện tích rừng tự nhiên là rừng sản xuất đã giao cho hộ gia đình quản lý, sử dụng nhằm phát hiện, xử lý kịp thời tình trạng sang nhượng, mua bán trái pháp luật, kể cả biện pháp thu hồi lại rừng giao cho hộ gia đình khác có điều kiện bảo vệ, phát triển rừng.

Thực hiện phân công, phân cấp trách nhiệm quản lý nhà nước về rừng và đất lâm nghiệp cho Chủ tịch UBND cấp xã theo đúng quy định tại khoản 3, Điều 102 Luật Lâm nghiệp; đề cao vai trò, trách nhiệm của người đứng đầu chính quyền các cấp; làm rõ trách nhiệm của tổ chức, cá nhân thiếu trách nhiệm để xảy ra vi phạm để xử lý theo quy định của pháp luật; chỉ đạo các lực lượng Công an, Quân sự, dân quân tự vệ, Kiểm lâm, Quản lý thị trường, đấu tranh, truy quét các “đầu nậu” mua bán, vận chuyển, tàng trữ gỗ, động vật rừng, lâm sản trái pháp luật, xử lý nghiêm minh theo quy định; đối với các vụ án hình sự xảy ra trong lĩnh vực lâm nghiệp trên địa bàn, chỉ đạo cơ quan chức năng đẩy nhanh tiến độ điều tra, xử lý dứt điểm, không để tồn đọng kéo dài; chỉ đạo quản lý chặt chẽ các cơ sở kinh doanh chế biến lâm sản, nhất là các cơ sở kinh doanh chế biến gỗ rừng tự nhiên, không để lợi dụng đưa gỗ rừng tự nhiên khai thác trái pháp luật vào kinh doanh chế biến bất hợp pháp; kiên quyết tháo dỡ các công trình của cơ sở thu mua gỗ rừng trồng xây dựng trên đất nông nghiệp, đất rừng không đúng quy hoạch; kiên quyết xử lý nghiêm minh đối với cơ sở vi phạm, kể cả biện pháp tạm đình chỉ, đình chỉ hoặc thu hồi Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, chế biến lâm sản.

Đề nghị các Ban quản lý rừng đặc dụng; rừng phòng hộ; Công ty Lâm nghiệp: Giám đốc các BQL, Công ty lâm nghiệp, chủ rừng Nhà nước khác tập trung triển khai quyết liệt, hiệu quả các giải pháp về BVR, PTR, SDR, PCCCR đã được Giám đốc Sở chỉ đạo tại Công văn số 179/SNN&PTNT-CCKL ngày 13/01/2023 và Công văn số 3918/SNN&PTNT-KL ngày 05/8/2023; củng cố lại hoạt động của lực lượng Kiểm lâm (trong các BQL RĐD), lực lượng bảo vệ rừng chuyên trách (trong các BQL PRH và Công ty lâm nghiệp); tăng cường phối hợp với lực lượng Kiểm lâm huyện, chính quyền cơ sở để BVR, nhất là các khu rừng giáp ranh, xen kẽ giữa rừng của BQL với các hộ gia đình; giữa rừng tự nhiên với rừng trồng, nhằm phát hiện kịp thời các hành vi xâm lấn, phá rừng, khai thác gỗ rừng tự nhiên trái pháp luật, kiên quyết lập hồ sơ, báo cáo cơ quan có thẩm quyền xử lý nghiêm minh theo quy định của pháp luật.

Yêu cầu Chi cục Kiểm lâm: Chỉ đạo các đơn vị Kiểm lâm huyện, tham mưu cho Chủ tịch UBND cấp huyện xây dựng Phương án, Kế hoạch bảo vệ rừng trước, trong và sau Tết Nguyên đán Giáp Thìn 2024; tổ chức kiểm tra, rà soát các tụ điểm phá rừng, các cơ sở chế biến gỗ trên địa bàn, kiên quyết thu hồi diện tích đất rừng bị lấn chiếm, sử dụng sai mục đích theo quy định của pháp luật; xác định, truy quét các đối tượng “đầu nậu”, kiên quyết xóa bỏ các tụ điểm, điểm nóng (nếu có) về phá rừng, khai thác rừng; xử lý nghiêm tổ chức, cá nhân có hành vi xâm hại rừng theo quy định.

Kiểm soát chặt chẽ các dự án chuyên mục đích sử dụng rừng, nhất là các dự án chuyển mục đích sử dụng rừng tự nhiên; kiểm tra, đánh giá kỹ số lượng lâm sản, giám sát chặt chẽ việc tận dụng gỗ trên diện tích chuyển mục đích sử dụng rừng tự nhiên, không để lợi dụng khai thác trái pháp luật, hợp thức hóa chứng từ, hồ sơ để buôn bán, vận chuyển. Thực hiện tốt công tác tham mưu về PCCCR, đảm bảo chủ động về lực lượng, phương tiện theo phương châm 4 tại chỗ; tổ chức thực hiện công tác vệ sinh rừng, tu sửa hoặc làm mới đường băng cản lửa và có Phương án chữa cháy rừng cụ thể phù hợp với từng khu vực có nguy cơ cháy rừng, nhất là các khu vực đền chùa, miếu mạo, nơi tổ chức lễ hội, đông người sinh hoạt, vui chơi, dã ngoại, thực hiện nghi lễ; khu vực gần nghĩa trang, nghĩa địa.

Thực hiện nghiêm túc các giải pháp đã được Giám đốc Sở chỉ đạo tại Công văn số 3918/SNNPTNT-KL; chỉ đạo các đơn vị Kiểm lâm trực thuộc, phối hợp chặt chẽ với chính quyền địa phương cơ sở, các cơ quan chức năng, chủ rừng trên địa bàn tổ chức tuần tra, kiểm tra an ninh rừng, phát hiện và ngăn chặn kịp thời các hành vi xâm hại tài nguyên rừng, nhất là phá rừng, khai thác rừng, xâm lấn rừng tự nhiên trái pháp luật; đối với các vụ vi phạm phá rừng, khai thác rừng trái pháp luật đã và đang kiểm tra, khẩn trương phối hợp điều tra, xử lý nghiêm minh, đúng trình tự, thủ tục quy định của pháp luật, bảo đảm không xử lý oan sai, không bỏ lọt vi phạm, tội phạm, lập lại trật tự an ninh rừng, không để thành tụ điểm, điểm nóng, để báo chí, dư luận phản ánh gây bức xúc trong dư luận.

Chỉ đạo các Hạt Kiểm lâm huyện tham mưu cho Chủ tịch UBND cấp huyện, cấp xã thực hiện đầy đủ, nghiêm túc trách nhiệm quản lý Nhà nước về rừng và đất lâm nghiệp theo đúng quy định tại khoản 2, khoản 3 Điều 102 Luật lâm nghiệp.

Chỉ đạo Đội Kiểm lâm Cơ động và PCCCR thường xuyên tăng cường các biện pháp nghiệp vụ về tuần tra, kiểm soát các tuyến đường liên tỉnh, liên huyện phát hiện kịp thời, xử lý nghiêm các hành vi mua bán, vận chuyển, buôn lậu lâm sản trái pháp luật, nhằm hỗ trợ tích cực công tác QLBVR tại gốc ổn định bền vững.

(Nguyễn Ngọc Hưng - Văn phòng Tỉnh uỷ Thanh Hoá)