Việc cân đối nguồn lực từ ngân sách Trung ương trong trong các năm của giai đoạn 2021-2023 cơ bản đáp ứng tiến độ, phù hợp với kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn 2021-2025. Nhiều địa phương đã tích cực, chủ động cân đối bố trí nguồn lực từ ngân sách địa phương thực hiện các chương trình.

Toàn cảnh hội nghị tại Trung ương. Ảnh chụp từ màn hình.

Sáng 28-8, Ban Chỉ đạo Trung ương các chương trình mục tiêu Quốc gia (CTMTQG) giai đoạn 2021- 2025 đã tổ chức phiên họp trực tuyến với các địa phương để sơ kết tình hình triển khai thực hiện các CTMTQG từ năm 2021 đến nay và nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm trong thời gian tới. Đồng chí Trần Lưu Quang, Phó Thủ tướng Chính phủ, Trưởng Ban Chỉ đạo các CTMTQG giai đoạn 2021- 2025 chủ trì hội nghị.

Toàn cảnh hội nghị tại điểm cầu Thanh Hóa.

Dự hội nghị tại điểm cầu Thanh Hóa có đồng chí Đầu Thanh Tùng, Tỉnh ủy viên, Phó Chủ tịch UBND tỉnh; đại diện lãnh đạo các ban, sở, ngành cấp tỉnh có liên quan.

Đẩy nhanh tiến độ phân bổ vốn

Theo báo cáo của Bộ Kế hoạch và Đầu tư, tổng vốn nguồn ngân sách Trung ương đã phân bổ, giao các bộ, cơ quan Trung ương và các địa phương thực hiện các CTMTQG giai đoạn 2021- 2023 là trên 83.616 tỷ đồng, bao gồm vốn đầu tư công trên 48.216 tỷ đồng; kinh phí sự nghiệp 35.379 tỷ đồng.

Việc cân đối nguồn lực từ ngân sách Trung ương trong trong các năm của giai đoạn 2021-2023 cơ bản đáp ứng tiến độ, phù hợp với kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn 2021-2025. Nhiều địa phương đã tích cực, chủ động cân đối bố trí nguồn lực từ ngân sách địa phương thực hiện các chương trình.

Các đại biểu tham dự hội nghị tại điểm cầu Thanh Hóa.

Các giải pháp hỗ trợ tín dụng chính sách, huy động sự tham gia đóng góp từ các đối tác trong và ngoài nước đã được triển khai đồng bộ. Việc phân bổ nguồn lực ngân sách nhà nước được thực hiện theo quy định về nguyên tắc, tiêu chí, định mức, đảm bảo công bằng, công khai, minh bạch.

Tổng vốn nguồn ngân sách Trung ương đã phân bổ, giao các bộ, cơ quan Trung ương và các địa phương thực hiện các CTMTQG giai đoạn 2021- 2023 là trên 83.616 tỷ đồng, bao gồm vốn đầu tư công trên 48.216 tỷ đồng; kinh phí sự nghiệp 35.379 tỷ đồng.

Kết quả thực hiện mục tiêu giảm nghèo bền vững, xây dựng nông thôn mới bước đầu đạt yêu cầu của Quốc hội, Chính phủ. Hạ tầng kinh tế - xã hội tiếp tục được đầu tư cải tạo, nâng cấp và làm mới tương đối đồng bộ; nhiều mô hình phát triển sản xuất có hiệu quả được nhân rộng; giáo dục và đào tạo phát triển ổn định vững chắc; hoạt động văn hóa, thể dục, thể thao ngày càng phát triển; chính sách an sinh, phúc lợi xã hội được đảm bảo và kịp thời chăm lo cho đối tượng chính sách, người nghèo; thu nhập của người dân được nâng lên; môi trường nông thôn được cải thiện; hệ thống chính trị trong sạch, vững mạnh; an toàn, an ninh, trật tự an toàn xã hội ở nông thôn luôn được ổn định. Người dân đã có ý thức chủ động nỗ lực vươn lên thoát nghèo, chủ động tổ chức các hoạt động sản xuất, chăn nuôi, trồng trọt, tạo sinh kế, tạo thu nhập ổn định.

Các đại biểu tham dự hội nghị tại điểm cầu Thanh Hóa.

Bên cạnh những kết quả đạt được, việc triển khai thực hiện các CTMTQG giai đoạn 2021- 2023 còn những khó khăn, vướng mắc, đó là: Công tác hoàn thiện thể chế quản lý, tổ chức thực hiện các CTMTQG từ trung ương đến địa phương còn chậm, chưa kịp thời, đồng bộ, ảnh hưởng lớn đến việc triển khai các khâu từ phân bổ, giao kế hoạch thực hiện, tổ chức thực hiện và giải ngân vốn chương trình tại các bộ, cơ quan trung ương và địa phương.

Cơ chế giao chi tiết dự toán chi ngân sách trung ương (vốn sự nghiệp) đảm bảo cho công tác thống kê, kiểm soát theo định mức chi tiêu ngân sách nhà nước, nhưng đã làm hạn chế sự chủ động của các địa phương trong sử dụng nguồn lực để thực hiện các mục tiêu, nhiệm vụ và việc lồng ghép nguồn vốn…

Toàn cảnh hội nghị tại điểm cầu Thanh Hóa.

Việc ban hành các cơ chế chính sách thuộc thẩm quyền của các địa phương còn chậm. Cơ chế giao chi tiết dự toán chi ngân sách trung ương (vốn sự nghiệp) đảm bảo cho công tác thống kê, kiểm soát theo định mức chi tiêu ngân sách nhà nước, nhưng đã làm hạn chế sự chủ động của các địa phương trong sử dụng nguồn lực để thực hiện các mục tiêu, nhiệm vụ và việc lồng ghép nguồn vốn…

Tại hội nghị, đại diện lãnh đạo các bộ, ngành ở Trung ương, các tỉnh, thành phố đã phát biểu, phân tích nguyên nhân việc giải ngân vốn chậm, nêu lên những khó khăn, vướng mắc trong quá trình thực hiện các tiểu dự án của 3 CTMTQG; đồng thời đề xuất giải pháp đẩy nhanh tiến độ giải ngân vốn trong thời gian tới.

Phó Chủ tịch UBND tỉnh Đầu Thanh Tùng phát biểu tham luận tại hội nghị.

Thanh Hóa cơ bản hoàn thành giao kế hoạch vốn

Phát biểu tham luận tại hội nghị, đồng chí Đầu Thanh Tùng, Tỉnh ủy viên, Phó Chủ tịch UBND tỉnh nêu rõ: Ngay sau khi Thủ tướng Chính phủ giao kế hoạch vốn ngân sách Trung ương, UBND tỉnh đã chỉ đạo các cơ quan thường trực các Chương trình khẩn trương xây dựng phương án phân bổ vốn ngân sách Trung ương giai đoạn 2021-2025 và hằng năm thực hiện các CTMTQG trình HĐND tỉnh xem xét, quyết định.

Đến nay, tỉnh đã cơ bản hoàn thành giao kế hoạch vốn ngân sách Trung ương giai đoạn 2021-2025 của 3 CTMTQG với tổng số vốn là trên 5.030 tỷ đồng, giao kế hoạch giai đoạn 2021-2023 là trên 4.217 tỷ đồng, trong đó vốn đầu tư phát triển là trên 2.586 tỷ đồng và vốn sự nghiệp là trên 1.630 tỷ đồng. Từ năm 2022 đến nay, Thanh Hóa đã giải ngân đạt 49% kế hoạch vốn đầu tư phát triển, 16% kế hoạch vốn sự nghiêp.

Các đại biểu tham dự hội nghị tại điểm cầu Thanh Hóa.

Đến nay, tỉnh Thanh Hóa đã cơ bản hoàn thành giao kế hoạch vốn ngân sách Trung ương giai đoạn 2021-2025 của 3 CTMTQG với tổng số vốn là trên 5.030 tỷ đồng, giao kế hoạch giai đoạn 2021-2023 là trên 4.217 tỷ đồng, trong đó vốn đầu tư phát triển là trên 2.586 tỷ đồng và vốn sự nghiệp là trên 1.630 tỷ đồng.

Nhờ vào sự lãnh đạo, chỉ đạo quyết liệt, có trọng tâm, trọng điểm của Tỉnh ủy, HĐND, UBND tỉnh, sự nỗ lực, cố gắng của các cấp, các ngành, tình hình thực hiện các mục tiêu, nhiệm vụ của các CTMTQG của tỉnh Thanh Hóa đã đạt được những kết quả quan trọng, đó là: Tỷ lệ hộ nghèo năm 2023 của tỉnh ước còn 3,49%, bình quân giai đoạn 2022 - 2023 (theo chuẩn mới giai đoạn 2022 - 2025) giảm 1,65%/năm, cao hơn so với mục tiêu kế hoạch (giảm bình quân 1,5%/năm); tỷ lệ hộ nghèo dân tộc thiểu số năm 2022 giảm 7,33%, vượt 4,33% kế hoạch được Thủ tướng Chính phủ giao cho tỉnh; thêm 5 đơn vị cấp huyện đạt chuẩn nông thôn mới (NTM)…

Các đại biểu tham dự hội nghị tại điểm cầu Thanh Hóa.

Để tạo điều kiện cho các địa phương thực hiện có hiệu quả các CTMTQG giai đoạn 2021-2025, Thanh Hóa đề xuất, kiến nghị một số vấn đề, đó là: Đề nghị Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ xem xét, sửa đổi Bộ tiêu chí xã NTM giai đoạn 2021-2025 cho phù hợp với điều kiện thực tế và khả năng hoàn thành mục tiêu, kế hoạch xây dựng NTM của các địa phương tại Quyết định số 263/QĐ-TTg, ngày 22-2-2022 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt CTMTQG xây dựng NTM giai đoạn 2021-2025, tạo động lực phấn đấu, thi đua trong thực hiện Chương trình, nhất là các xã thuộc khu vực miền núi.

Đề nghị Bộ Kế hoạch và Đầu tư nghiên cứu thực hiện đăng nhập dữ liệu trên hệ thống quốc gia về đầu tư công các CTMTQG theo hướng kế thừa các dữ liệu cũ, chỉ cập nhật các dữ liệu mới và hạn chế thay đổi biểu mẫu, tạo điều kiện thuận lợi cho các địa phương trong quá trình thực hiện.

Đề nghị Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội ban hành văn bản quy định cách xác định “người lao động có thu nhập thấp” trong khi thực tế các huyện miền xuôi hộ nghèo, cận nghèo chủ yếu là người không có khả năng lao động…

Xử lý vướng mắc, khó khăn, đẩy nhanh tiến độ thực hiện các chương trình

Phát biểu kết luận hội nghị, Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Lưu Quang ghi nhận và đánh giá cao các bộ, ngành ở Trung ương và các tỉnh, thành phố trong việc triển khai thực hiện các CTMTQG giai đoạn 2021- 2023; đồng thời chỉ ra những khó khăn, hạn chế ảnh hưởng tới tiến độ thực hiện, giải ngân vốn các CTMTQG hằng năm của giai đoạn 2021- 2023.

Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Lưu Quang phát biểu kết luận hội nghị. Ảnh chụp màn hình.

Về nhiệm vụ thời gian tới, Phó Thủ tướng Chính phủ đề nghị cần phát huy cao nhất vai trò của cấp ủy, chính quyền các cấp trong chỉ đạo, điều hành, kiểm tra, đôn đốc và tuyên truyền đẩy nhanh tiến độ thực hiện các CTMTQG. Tăng cường công tác phối hợp, kiểm tra, chỉ đạo, giám sát giữa các cơ quan trung ương và địa phương; hoạt động của Ban Chỉ đạo các cấp để kịp thời đôn đốc, chỉ đạo tiến độ và nắm bắt, xử lý vướng mắc, khó khăn, đẩy nhanh tiến độ thực hiện các CTMTQG.

Tăng cường công tác phối hợp, kiểm tra, chỉ đạo, giám sát giữa các cơ quan trung ương và địa phương; hoạt động của Ban Chỉ đạo các cấp để kịp thời đôn đốc, chỉ đạo tiến độ và nắm bắt, xử lý vướng mắc, khó khăn, đẩy nhanh tiến độ thực hiện các CTMTQG.

PHÓ THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ TRẦN LƯU QUANG

Tiếp tục rà soát, hoàn thiện thể chế, chính sách quản lý, tổ chức thực hiện các CTMTQG đồng bộ từ Trung ương tới địa phương. Đảm bảo cân đối nguồn lực từ ngân sách nhà nước, nghiên cứu đổi mới cơ chế huy động vốn tín dụng chính sách và thực hiện đồng bộ các giải pháp huy động nguồn lực khác từ doanh nghiệp, các tổ chức, người dân, các đối tác nước ngoài.

Tăng cường lồng ghép nguồn vốn từ các chương trình, dự án khác có cùng mục tiêu trong phân bổ, sử dụng nguồn lực tại địa phương đảm bảo trọng tâm, trọng điểm, tránh chồng chéo, dàn trải.

Các địa phương chủ động xây dựng kế hoạch, hoàn thiện việc phân bổ, giao kế hoạch vốn hằng năm ngay sau khi được cấp có thẩm quyền giao dự toán, kế hoạch; chỉ đạo, hướng dẫn các cơ quan, đơn vị, cấp trực thuộc chuẩn bị công tác kế hoạch, khẩn trương hoàn thành các thủ tục phê duyệt dự án đầu tư, dự án, mô hình hỗ trợ phát triển sản xuất và các nhiệm vụ khác trong thực hiện các CTMTQG theo đúng quy định đảm bảo sử dụng vốn ngân sách nhà nước hiệu quả, tập trung.

Tăng cường công tác kiểm tra, giám sát và hoàn thiện hệ thống dữ liệu quốc gia về giám sát, đánh giá thực hiện các CTMTQG tại các cấp.

(Nguồn:Baothanhhoa.vn)