Hội nghị sẽ đánh giá về công tác triển khai đối với 52 luật, nghị quyết, bao gồm 23 luật, 29 nghị quyết, trong đó có 15 luật, 21 nghị quyết được thông qua từ đầu nhiệm kỳ cho đến trước Kỳ họp thứ 5 và 8 luật, 8 nghị quyết được thông qua tại Kỳ họp thứ 5...

Toàn cảnh hội nghị tại điểm cầu Thanh Hóa.

Ngày 6-9, tại Nhà Quốc hội, dưới sự chủ trì của Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ và các Phó Chủ tịch Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội tổ chức hội nghị toàn quốc lần thứ nhất triển khai luật, nghị quyết của Quốc hội khoá XV.

Dự hội nghị có các đồng chí: Phan Đình Trạc, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng Ban Nội chính Trung ương; Nguyễn Hòa Bình, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Chánh án Tòa án Nhân dân tối cao; Đỗ Văn Chiến, Bí thư Trung ương Đảng, Chủ tịch Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam; Lê Minh Khái, Bí thư Trung ương Đảng, Phó Thủ tướng Chính phủ; Võ Thị Ánh Xuân, Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Chủ tịch nước; đại diện lãnh đạo các bộ, ngành Trung ương.

Hội nghị được kết nối trực tuyến tới 62 điểm cầu tại các tỉnh, thành phố trong cả nước.

Đồng chí Lại Thế Nguyên, Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy, Trưởng Đoàn ĐBQH tỉnh chủ trì hội nghị tại điểm cầu Thanh Hóa.

Dự tại điểm cầu Đoàn ĐBQH tỉnh Thanh Hóa có đồng chí Lại Thế Nguyên, Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy, Trưởng Đoàn ĐBQH tỉnh; các ĐBQH tỉnh Thanh Hóa đang công tác tại địa phương; đại diện lãnh đạo Ủy ban MTTQ tỉnh và một số ban, sở, ngành cấp tỉnh có liên quan.

Gắn kết chặt chẽ giữa xây dựng pháp luật với thực hiện pháp luật

Phát biểu khai mạc và điều hành hội nghị, Phó Chủ tịch Thường trực Quốc hội Trần Thanh Mẫn nhấn mạnh: Hội nghị được tổ chức nhằm thực hiện yêu cầu gắn kết chặt chẽ giữa xây dựng pháp luật với thực hiện pháp luật, bảo đảm pháp luật được thực hiện công bằng, nghiêm minh, nhất quán, kịp thời, hiệu lực, hiệu quả theo tinh thần Văn kiện Đại hội lần thứ XIII của Đảng và Nghị quyết số 27-NQ/TW, ngày 9-11-2022 của Hội nghị lần thứ sáu Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII về tiếp tục xây dựng và hoàn thiện Nhà nước pháp quyền XHCN Việt Nam trong giai đoạn mới; thực hiện nhiệm vụ được Quốc hội giao tại Nghị quyết số 101/2023/QH15 về Kỳ họp thứ 5, Quốc hội khóa XV.

Toàn cảnh hội nghị tại điểm cầu Trung ương. Ảnh quochoi.vn

Hội nghị sẽ đánh giá về công tác triển khai đối với 52 luật, nghị quyết, bao gồm 23 luật, 29 nghị quyết, trong đó có 15 luật, 21 nghị quyết được thông qua từ đầu nhiệm kỳ cho đến trước Kỳ họp thứ 5 và 8 luật, 8 nghị quyết được thông qua tại Kỳ họp thứ 5...

Hội nghị sẽ đánh giá về công tác triển khai đối với 52 luật, nghị quyết, bao gồm 23 luật, 29 nghị quyết, trong đó có 15 luật, 21 nghị quyết được thông qua từ đầu nhiệm kỳ cho đến trước Kỳ họp thứ 5 và 8 luật, 8 nghị quyết được thông qua tại Kỳ họp thứ 5...

Ngoài ra, hội nghị sẽ nghe tham luận của các cơ quan về việc triển khai đối với 21 luật, nghị quyết của Quốc hội. Đây là những văn bản quan trọng, có tác động lớn, được dư luận xã hội quan tâm, có những vấn đề khó khăn, vướng mắc phát sinh cần tháo gỡ, như: việc triển khai Quy hoạch tổng thể quốc gia thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050; việc tổ chức phiên tòa trực tuyến; thí điểm mô hình tổ chức hoạt động lao động, hướng nghiệp, dạy nghề cho phạm nhân ngoài trại giam; thí điểm đấu giá biển số xe ô tô...

Phó Chủ tịch Thường trực Quốc hội Trần Thanh Mẫn phát biểu khai mạc hội nghị. Ảnh quochoi.vn.

Để hội nghị đạt được kết quả tích cực, Phó Chủ tịch Thường trực Quốc hội Trần Thanh Mẫn trân trọng đề nghị các đại biểu tham dự cả trực tiếp và trực tuyến dự đầy đủ, nghiêm túc, phát huy tinh thần trách nhiệm, tập trung cao độ, thảo luận thẳng thắn, xây dựng, khách quan.

Các đại biểu tham dự hội nghị tại điểm cầu Thanh Hóa.

Các báo cáo, tham luận, ý kiến phát biểu cần phản ánh sâu sắc, rõ nét, chính xác những kết quả đã đạt được; thẳng thắn nhìn nhận những mặt còn hạn chế; cùng trao đổi, thống nhất những giải pháp khả thi, thiết thực; tiếp tục tăng cường sự phối hợp, tạo sự đồng bộ, thống nhất giữa các cơ quan. Đổi mới, nâng cao chất lượng công tác triển khai, bảo đảm đưa các luật, nghị quyết của Quốc hội vào cuộc sống, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội, hoàn thành các mục tiêu, nhiệm vụ đề ra trong Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng.

Phó Thủ tướng Chính Phủ Lê Minh Khái trình bày báo cáo tại hội nghị. Ảnh quochoi.vn.

Quyết liệt triển khai thi hành và phổ biến luật, nghị quyết

Tại hội nghị, các đại biểu được nghe Phó Thủ tướng Chính phủ Lê Minh Khái trình bày báo cáo tóm tắt về tình hình tổ chức triển khai các luật, nghị quyết được Quốc hội thông qua từ đầu nhiệm kỳ khóa XV đến trước Kỳ họp thứ 5; công tác chuẩn bị và kế hoạch triển khai các luật, nghị quyết được Quốc hội thông qua tại Kỳ họp thứ 5.

Theo đó, việc ban hành kế hoạch triển khai thi hành và phổ biến luật, nghị quyết đã được các bộ, cơ quan ngang bộ chủ động tham mưu trình Thủ tướng Chính phủ ban hành hoặc ban hành theo thẩm quyền các kế hoạch để triển khai thi hành các luật, nghị quyết ngay sau khi được Quốc hội thông qua. Bên cạnh đó, 41/63 (năm 2022), 28/63 (năm 2023) tỉnh, thành phố cũng đã ban hành văn bản riêng chỉ đạo, hướng dẫn các luật, pháp lệnh mới, xây dựng kế hoạch triển khai các luật, pháp lệnh.

Các đại biểu tham dự hội nghị tại điểm cầu Thanh Hóa.

Việc ban hành kế hoạch triển khai thi hành và phổ biến luật, nghị quyết, các bộ, cơ quan ngang bộ chủ động tham mưu trình Thủ tướng Chính phủ ban hành hoặc ban hành theo thẩm quyền các Kế hoạch để triển khai thi hành các luật, nghị quyết ngay sau khi được Quốc hội thông qua. Bên cạnh đó, 41/63 (năm 2022), 28/63 (năm 2023) tỉnh, thành phố cũng đã ban hành văn bản riêng chỉ đạo, hướng dẫn các luật, pháp lệnh mới, xây dựng kế hoạch triển khai các luật, pháp lệnh.

Về kết quả xây dựng, ban hành văn bản quy định chi tiết, từ đầu nhiệm kỳ đến Kỳ họp thứ 4, trên cơ sở phân công của Thủ tướng Chính phủ, các bộ có nhiệm vụ trình hoặc ban hành theo thẩm quyền 50 văn bản để quy định chi tiết 20 luật, nghị quyết đã có hiệu lực. Kết quả, tính đến ngày 15-8-2023, số văn bản đã được ban hành là 37 văn bản, còn lại 11 văn bản chưa được ban hành. Trong số 37 văn bản được ban hành, có 9/37 văn bản được ban hành đảm bảo có hiệu lực cùng thời điểm có hiệu lực của luật. Về công tác kiểm tra, rà soát và xử lý văn bản quy phạm pháp luật, Tổ công tác của Thủ tướng Chính phủ về rà soát văn bản tiếp tục hoạt động có hiệu quả...

Bên cạnh đó, công tác triển khai thi hành Hiến pháp, luật, pháp lệnh và ban hành văn bản quy định chi tiết còn một số hạn chế, bất cập nhất định như: Một số trường hợp còn chưa kịp thời, hiệu quả chưa cao. Việc ban hành văn bản quy định chi tiết để có hiệu lực đồng thời với văn bản được quy định chi tiết vẫn chưa được thực hiện triệt để. Vẫn còn văn bản nợ chưa được ban hành chi tiết các luật, nghị quyết được Quốc hội thông qua từ đầu nhiệm kỳ. Một số hình thức phổ biến, giáo dục pháp luật tại cơ sở chưa phù hợp; việc ứng dụng công nghệ thông tin, chuyển đổi số trong công tác này còn chậm...

Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Khắc Định trình bày báo cáo tại hội nghị. Ảnh quochoi.vn.

Tiếp đó, Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Khắc Định đã trình bày báo cáo tóm tắt đánh giá một số vấn đề nổi lên về công tác tổ chức triển khai các luật, nghị quyết của Quốc hội từ đầu nhiệm kỳ khóa XV đến trước Kỳ họp thứ 5; một số yêu cầu và nhiệm vụ trọng tâm đối với công tác triển khai các luật, nghị quyết được Quốc hội thông qua tại Kỳ họp thứ 5.

Theo đó, từ đầu nhiệm kỳ Quốc hội khóa XV đến nay, Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã ban hành 1.010 văn bản, bao gồm 23 luật và 101 nghị quyết của Quốc hội, 4 pháp lệnh và 882 nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội, kịp thời thể chế hóa chủ trương, đường lối của Đảng, điều chỉnh toàn diện mọi mặt đời sống kinh tế - xã hội, giám sát tối cao và quyết định nhiều vấn đề quan trọng của đất nước, góp phần quan trọng hoàn thiện đồng bộ thể chế phát triển, tăng cường bảo đảm quyền con người, quyền công dân, phục vụ có hiệu quả yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm quốc phòng - an ninh, hội nhập quốc tế, tiếp tục xây dựng và hoàn thiện Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam.

Từ đầu nhiệm kỳ Quốc hội khóa XV đến nay, Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã ban hành 1.010 văn bản, bao gồm 23 luật và 101 nghị quyết của Quốc hội, 4 pháp lệnh và 882 nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội, kịp thời thể chế hóa chủ trương, đường lối của Đảng, điều chỉnh toàn diện mọi mặt đời sống kinh tế - xã hội.

Các đại biểu tham dự hội nghị tại điểm cầu Thanh Hóa.

Thực hiện chủ trương “gắn kết chặt chẽ giữa xây dựng pháp luật với tổ chức thi hành pháp luật”, Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Chính phủ, Tòa án nhân dân tối cao, Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Kiểm toán nhà nước, Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các Bộ, ngành, địa phương, theo chức năng, nhiệm vụ được giao đã quyết liệt, chủ động, kịp thời triển khai đưa các luật, nghị quyết của Quốc hội vào cuộc sống.

Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã chỉ đạo đẩy mạnh truyền thông về hoạt động của Quốc hội, các cơ quan của Quốc hội, kịp thời thông tin đến cử tri và Nhân dân kết quả các kỳ họp của Quốc hội, phiên họp của Ủy ban Thường vụ Quốc hội, qua đó giúp các cơ quan, chính quyền địa phương, người dân, doanh nghiệp sớm nắm bắt các chính sách mới trong luật, nghị quyết, chủ động phương án, nguồn lực thực hiện...

Các đại biểu tham dự hội nghị tại điểm cầu Thanh Hóa.

Tại hội nghị, các đại biểu cũng được nghe báo cáo tóm tắt tham luận về công tác triển khai thực hiện trách nhiệm của MTTQ Việt Nam theo quy định tại Điều 6 của Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật và tại các luật, nghị quyết được Quốc hội thông qua từ đầu nhiệm kỳ Quốc hội khóa XV đến nay, trọng tâm là Luật thực hiện dân chủ ở cơ sở.

Báo cáo tóm tắt tham luận về công tác triển khai thi hành Nghị quyết số 33/2021/QH15 về tổ chức phiên tòa trực tuyến. Báo cáo tóm tắt tham luận về tình hình, kết quả thực hiện Kế hoạch số 81/KH-UBTVQH15 và triển khai Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh các tháng cuối năm 2023, năm 2024. Báo cáo tóm tắt tham luận về tình hình tổ chức triển khai và chuẩn bị tổ chức triển khai luật, nghị quyết của Quốc hội thuộc lĩnh vực kế hoạch, đầu tư...

(Nguồn:Baothanhhoa.vn)