(Thanhhoa.dcs.vn): Bộ Công Thương vừa ban hành Chỉ thị số 10/CT-BCT ngày 30/8/2023 về tăng cường công tác đảm bảo an toàn đập, hồ chứa thủy điện

Chỉ thị nêu rõ, từ đầu mùa mưa bão năm 2023 đến nay, thời tiết cực đoan đã và đang diễn ra ngày càng phức tạp, mưa lớn kéo dài gây tình trạng lũ quét, sạt lở đất tại nhiều khu vực... Một số công trình thủy điện đã bị ảnh hưởng nghiêm trọng, phải dừng hoạt động để khắc phục sự cố.

Trước tình trạng trên, để đảm bảo an toàn đập, hồ chứa thủy điện, Bộ trưởng Bộ Công Thương yêu cầu Các chủ hồ chứa thủy điện nghiêm túc thực hiện quy trình vận hành hồ chứa thủy điện và quy trình vận hành liên hồ chứa đã được cấp thẩm quyền phê duyệt. Tổ chức kiểm tra, đánh gia hạng mục của các hạng mục công trình như đập dâng, công trình xả lũ, cửa nhận nước, các bờ vai đập... các thiết bị cơ khí, thiết bị điện và thiết bị quan trắc chuyên dùng; khắc phục kịp thời các hư hỏng, khiểm khuyết (nếu có) để đảm bảo an toàn trong mùa mưa lũ. Rà soát, bổ sung phương án ứng phó thiên tai cho công trình, hạ du đập và phương án ứng phó với tình huống khẩn cấp; tổ chức diễn tập theo phương án được duyệt, bảo đảm an toàn cho vùng hạ du trong mọi tình huống; chuẩn bị đầy đủ phương tiện, vật tư, nhu yếu phẩm theo các phương án đã được phê duyệt để sẵn sàng phục vụ ứng phó với các tình huống thiên tai. Theo dõi chặt chẽ diễn biến khi tượng, thủy văn và phối hợp với các cơ quan có liên quan để vận hành hồ chứa theo đúng quy trình, bảo đảm an toàn cho công trình và vùng hạ du; chủ động áp dụng cách thức cảnh báo, thông báo đến nhân dân vùng hạ du khi vận hành phát điện và xả lũ; cung cấp đầy đủ, kịp thời số liệu, thông bảo về hồ chửa, vận hành hồ chửa cho các cơ quan chức năng theo đúng quy định. Thực hiện đầy đủ định về an toàn đập, hồ chứa thủy điện theo Nghị định số 114/2018/NĐ-CP ngày 04/9/2018 của Chính phủ về quản lý an toàn đập và hồ chứa nước và Thông tư số 09/2019/TT-BCT ngày 08/72019 của Bộ Công Thương quy định về quản lý an toàn đập, hồ chứa thủy điện.

Sở Công Thương các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương có trách nhiệm tăng cường kiểm tra, đôn đốc, hướng dẫn công tác chuẩn bị ứng phó thiên tai tại các công trình thủy điện thuộc địa bàn quản lý, đặc biệt là các hồ chứa thủy điện nhỏ, các công trình thủy điện đang trong quá trình xây dựng. Chỉ đạo giám sát vận hành an toàn đập, hồ chứa thủy điện, tham mưu UBND tỉnh, thành phố tuyệt đối không cho tích nước đối với các hồ chứa nước không đảm bảo an toàn; tăng cường lắp đặt hệ thống theo dõi, giám sát, cung cấp số liệu cho các đơn vị chức năng theo quy định, thông tin cảnh báo đảm bảo an toàn hạ du khi xả lũ. Tham mưu, đề xuất với UBND tỉnh, thành phố thực hiện thiết lập, quản lý hành lang thoát lũ của các hồ chứa và thực hiện các biện pháp bảo đảm an toàn đập theo quy định của pháp luật. Yêu cầu các công trình đang xây dựng dừng mọi hoạt động thi công, di dời người và thiết bị về vị trí an toàn trước khi bão lũ xảy ra, đảm bảo an toàn tuyệt đối cho người và tài sản.

Bộ Công Thương cũng yêu cầu các đơn vị trực thuộc như Cục Kỹ thuật an toàn và Môi trường công nghiệp; Cục Điện lực và Năng lượng tái tạo và Cục Điều tiết điện lực; các đơn vị truyền thông thuộc Bộ tùy theo chức năng, nhiệm vụ được giao chủ trì phối hợp với các cơ quan có liên quan tổ chức kiểm tra công tác đảm bảo an toàn đập, hồ chứa thủy điển, xử lý nghiêm các hành vi vi phạm (nếu có). Chỉ đạo các đơn vị báo cáo về công tác vận hành hồ chứa thủy điện trong mùa mưa lũ. Kịp thời tham mưu lãnh đạo Bộ chỉ đạo các đơn vị tổ chức công tác ứng phó và khắc phục hậu quả do thiên tai gây ra. Thực hiện tốt nhiệm vụ đầu mối triển khai công tác phòng chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn của Bộ Công Thương.

Hiện tại, trên địa bàn tỉnh đã được Bộ Công Thương phê duyệt và bổ sung quy hoạch 23 dự án thủy điện, với tổng công suất 846,2 MW. Trong đó, có 11 nhà máy thủy điện đã hoàn thành đầu tư xây dựng, đang vận hành khai thác, gồm: Cửa Đạt (97 MW), Dốc Cáy 15 MW, Xuân Minh (15 MW), Bái Thượng 6 MW thuộc huyện Thường Xuân; Bá Thước 1 (60 MW) và Bá Thước 2 (80 MW) thuộc huyện Bá Thước; Trung Sơn (260 MW) và Thành Sơn (30 MW) thuộc huyện Quan Hóa; Cẩm Thủy 1 (28,8 MW) thuộc huyện Cẩm Thủy; Trí Năng (5,4 MW) thuộc huyện Lang Chánh); Trung Xuân thuộc huyện Quan Sơn. Nhìn chung, các công trình thủy điện trong thời gian qua được các cấp, các ngành, địa phương quan tâm chỉ đạo, giám sát; đã tổ chức vận hành hiệu quả, an toàn, đóng góp tích cực vào nguồn điện lưới quốc gia, cung cấp nước phục vụ sản xuất và sinh hoạt cho Nhân dân vùng hạ du./.

 

(Phạm Minh Đức - Văn phòng Tỉnh uỷ Thanh Hoá)