(Thanhhoa.dcs.vn): Từ năm 2008 đến nay, thực hiện Đề án “Cũng cố tổ chức Ban Chỉ đạo công An ninh trật tự (ANTT) và các mô hình tự quản về ANTT tại cơ sở” (Đề án 375) và Chỉ thị về “Đẩy mạnh phong trào toàn dân bảo vệ An ninh Tổ quốc, xây dựng khu dân cư an toàn về ANTT” (Chỉ thị 10) của UBND tỉnh, hoạt động của Ban Chỉ đạo ANTT và các mô hình tự quản về an ninh trật tự tại cơ sở trên địa bàn tỉnh đã đạt được nhiều kết quả quan trọng.

. Đề án 375 quy định mỗi Tổ bảo vệ ANTT thôn có 03 người tham gia, mỗi Tổ bảo vệ dân phố (thực hiện theo Nghị định 38/2006/NĐ-CP của Chính phủ) có từ 3-7 người tham gia, do Nhân dân bầu. Từ năm 2020, thực hiện Nghị quyết số 6 232/2019/NQ-HĐND của Hội đồng nhân dân tỉnh về chức danh, số lượng người hoạt động không chuyên trách ở cấp xã, thôn, tổ dân phố, quy định tại mỗi thôn, tổ dân phố có 02 người thực hiện chức danh liên quan đến công tác đảm bảo ANTT. Cùng với việc sáp nhập đơn vị hành chính cấp xã, thôn trong tỉnh, đến thời điểm hiện nay trên địa bàn tỉnh đang duy trì hoạt động Ban Chỉ đạo ANTT ở tất cả 559 xã, phường, thị trấn (gồm 469 xã, 60 phường và 30 thị trấn); 4.357 Tổ bảo vệ ANTT thôn và tổ dân phố, gồm: 3.427 tổ bảo vệ ANTT thôn và 930 tổ bảo vệ dân phố (mỗi tổ 02 người tham gia); 34.931 tổ an ninh xã hội trong các cơ quan, doanh nghiệp, nhà trường, khu đô thị, khu chung cư. Qua 13 năm triển khai thực hiện Đề án 375 và Chỉ thị số 10 của UBND tỉnh đã tổ chức 45.632 hội nghị tuyên truyền, quán triệt; tuyên truyền trên hệ thống truyền thanh cho 338.298 lượt người; tổ chức 396.550 cuộc họp dân, trong đó lồng ghép nội dung xây dựng khu dân cư an toàn về ANTT với thực hiện nhiệm vụ chính trị của địa phương, đơn vị. Ban Chỉ đạo ANTT xã, phường, thị trấn và Tổ bảo vệ ANTT thôn, bản, tổ dân phố đã phát huy vai trò là lực lượng nòng cốt trong công tác bảo đảm ANTT ở cơ sở. Lực lượng bảo vệ ANTT thôn, bản trực tiếp tham gia giải quyết hơn 35.000 vụ việc, quản lý giáo dục hơn 9.000 người phạm tội tái hòa nhập cộng đồng. Qua triển khai thực hiện Đề án 375 đã tạo chuyển biến cơ bản về tình hình ANTT trên địa bàn tỉnh, an ninh tuyến biên giới, an ninh nông thôn, an ninh dân tộc, an ninh tôn giáo, an ninh khu vực miền núi được củng cố; hoạt động của các loại tội phạm được kiềm chế, phạm pháp hình sự giảm 8,6%; chuyển hóa được 59% địa bàn xã, thị trấn trọng điểm phức tạp về ANTT, ý thức chấp hành pháp luật của Nhân dân được nâng lên, góp phần quan trọng trong công tác xây dựng phong trào “Toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc”, tạo môi trường thuận lợi cho phát triển kinh tế - xã hội, củng cố quốc phòng - an ninh trên địa bàn tỉnh. Tuy nhiên, công tác xây dựng phong trào toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc trong khối cơ quan, doanh nghiệp, khu đô thị, khu chung cư còn nhiều hạn chế; nhiều cơ quan, doanh nghiệp, khu đô thị, khu chung cư chưa thành lập Ban Chỉ đạo ANTT và các mô hình tự quản về ANTT (không có lực lượng tự quản như bảo vệ dân phố ở các khu phố) nên khó khăn trong công tác chỉ đạo, phối hợp, giải quyết các vụ việc về ANTT. Đồng thời, tại các khu phố thuộc phường, thị trấn, lực lượng bảo vệ dân phố cũng rút gọn từ 3-7 người/tổ xuống còn 02 người/tổ; Tổ bảo vệ ANTT thôn, bản giảm từ 03 người/tổ xuống còn 02 người/tổ nên khó khăn trong thực hiện nhiệm vụ được giao. Đặc biệt, trong bối cảnh dịch bệnh Covid-19 diễn biến phức tạp như hiện nay, các Tổ bảo vệ ANTT thôn, Tổ bảo vệ dân phố tăng thêm khối lượng công việc tại các điểm chốt, các khu cách ly để thực hiện nhiệm vụ ANTT, phòng, chống dịch bệnh tại thôn, phố... 

(Phòng Tổng hợp - Văn phòng Tỉnh ủy Thanh Hóa)