(Thanhhoa.dcs.vn): Về chế biến sản phẩm trồng trọt: Trên địa bàn tỉnh hiện có 07 doanh nghiệp chế biến gạo với tổng công suất 235 nghìn tấn/năm; thị trường tiêu thụ sản phẩm gạo nội địa chiếm 90% sản lượng, 10% sản lượng gạo thơm, gạo chất lượng cao được xuất khẩu sang thị trường Trung Quốc, Philippines, Indonesia, Malaysia...; có 01 nhà máy chế biến sữa gạo lứt của Công ty Cổ phần Mía đường Lam Sơn có công suất chế biến 120 triệu hộp/năm (loại 250mm/hộp). Có 03 doanh nghiệp chế biến ngô, tổng công suất 120 nghìn tấn/năm, chủ yếu được chế biến thông qua xay, nghiền phục vụ sản xuất thức ăn chăn nuôi; có 05 nhà máy chế biến sắn với tổng công suất 133,2 nghìn tấn/năm, sản phẩm chính là tinh bột sắn, thị trường tiêu thụ chủ yếu là xuất khẩu; ngoài ra, có 6.829 cơ sở xay xát gạo, ngô phân bố khắp các huyện trong tỉnh.
Trên địa bàn tỉnh có 02 doanh nghiệp chế biến mía đường, với tổng công suất 16.500 tấn mía cây/ngày, gồm: Công ty Cổ phần Mía đường Lam Sơn công suất 10.500 tấn mía cây/ngày và Công ty TNHH Đường mía Việt Nam - Đài Loan công suất 6.000 tấn mía cây/ngày (hiện nay Công ty Cổ phần Mía đường Nông Cống thuộc sở hữu của Công ty Cổ phần mía đường Lam Sơn). Có 01 nhà máy chế biến nước dinh dưỡng tế bào mía (của Công ty Cổ phần Mía đường Lam Sơn) với công suất thiết kế 120 triệu hộp/năm (loại 250mm/hộp); thị trường tiêu thụ đường chủ yếu trong nước. Về cây ăn quả, có 06 doanh nghiệp, cơ sở chế biến sản phẩm trái cây với quy mô nhỏ, với tổng công suất 15.100 tấn/năm, sản phẩm chủ yếu là dứa đóng hộp, như: Công ty TNHH Tư Thành; Công ty Cổ phần chế biến và xuất nhập khẩu nông sản Việt...; ngoài dứa, các sản phẩm hoa quả khác (như: cam, bưởi, nhãn, vải…) hầu như chưa có cơ sở bảo quản và chế biến. Về chế biến sản phẩm chăn nuôi: Có 01 Nhà máy giết mổ, chế biến gia cầm xuất khẩu VietAvis tại xã Hoằng Quỳ, huyện Hoằng Hóa, công suất giai đoạn 1 đạt 2.500 con gia cầm/giờ, hoạt động từ tháng 11/2019. Có 30 cơ sở giết mổ lợn thịt thủ công tập trung, công suất 5 - 15 con/cơ sở/ngày; có 02 cơ sở giết mổ lợn sữa xuất khẩu (Công ty TNHH Hoa Mai có công xuất từ 1.000 con/ngày và Công ty 2 Chế biến súc sản xuất khẩu Thanh Hóa có công xuất từ 800 con/ngày), sản phẩm lợn sữa cấp đông xuất khẩu sang các nước: Hồng Kông, Malaysia, Singapore, Trung Quốc, Thái Lan… Có 01 doanh nghiệp chế biến bò thịt (Công ty cổ phần Anh Minh Giang, tại xã Quang Trung, huyện Ngọc Lặc) giết mổ, chế biến thịt bò Úc; 01 doanh nghiệp chế biến sữa bò (Nhà máy chế biến sữa Lam Sơn) được đầu tư xây dựng hiện đại, máy móc thiết bị và công nghệ tiên tiến của châu Âu. Về chế biến sản phẩm lâm sản: Toàn tỉnh có 363 cơ sở, doanh nghiệp chế biến lâm sản, với các sản phẩm chủ yếu là gỗ ép MDF, gỗ ván bóc, gỗ ghép thanh, ván sàn công nghiệp, đồ mộc gia dụng, dăm gỗ… Một số doanh nghiệp đã đầu tư nhà máy chế biến gỗ có công suất lớn, như: Nhà máy Chế biến gỗ Thành Nam, công suất 180.000 m3 sản phẩm/năm; Công ty TNHH Công nghiệp gỗ Thanh Hoa, công suất 30.000 m3 ván ép/năm; Công ty TNHH Thanh Thành Đạt công suất 30.000 m3 ván sàn/năm. Thị trường xuất khẩu sản phẩm lâm sản, gỗ chủ yếu là sang các nước: Trung Quốc, Hàn Quốc, Nhật Bản, thị trường Châu Âu và Bắc Mỹ... Các cơ sở chế biến tre, luồng, vầu tập trung chủ yếu ở các huyện miền núi của tỉnh, sản phẩm chủ yếu là đũa tre, mành tre, chiếu tre, tăm tre, ván ghép, viên tre nén, than hoạt tính, bột giấy, hàng mây tre đan... Trong đó, có một số doanh nghiệp đã được cấp chứng chỉ bảo vệ rừng FSC như: Công ty Cổ phần BWG, Công ty Cổ phần Ngọc Sơn... Sản phẩm xuất khẩu chủ yếu là: Hàng gia dụng, chiếu tre, hàng mây tre đan, hàng thủ công mỹ nghệ, ván ép tre luồng,... Thị trường xuất khẩu tập trung chủ yếu tại các nước Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc, Đài Loan, Malaysia, châu Âu và Bắc Mỹ... Về chế biến sản phẩm thủy sản: Toàn tỉnh có 36 doanh nghiệp chế biến, kinh doanh sản phẩm thủy sản, gồm: 18 doanh nghiệp chế biến nước mắm và dạng mắm; 02 doanh nghiệp chế biến bột cá; 01 doanh nghiệp chế biến chả cá surimi; 01 doanh nghiệp chế biến ngao hấp, ngao đông lạnh; 14 doanh nghiệp sơ chế đông lạnh thuỷ sản. Sản lượng sản phẩm chế biến, tiêu thụ hàng năm khoảng 13,35 triệu lít nước mắm, 22,2 nghìn tấn bột cá, 2.500 tấn chả cá surimi, 10.500 tấn ngao hấp, ngao đông lạnh, 22.440 tấn thủy sản đông lạnh. Thị trường tiêu thụ trong nước và xuất khẩu, trong đó: mặt hàng ngao đông lạnh, ngao hấp, hải sản đông lạnh xuất khẩu sang các nước Tây Ban Nha, Bồ Đào Nha, Pháp, Mỹ, Ý...; mặt hàng chả cá surimi xuất khẩu sang Hàn Quốc, Nhật Bản, Thái Lan; bột cá xuất khẩu sang Trung Quốc; nước mắm Lê Gia xuất khẩu sang Nhật Bản. Tuy nhiên, hoạt động chế biến nông sản, lâm sản, thủy sản trên địa bàn tỉnh còn nhiều hạn chế như: Sự gắn kết giữa sản xuất với bảo quản, chế biến và tiêu thụ còn lỏng lẻo, chưa hiệu quả; sản phẩm chế biến thành hàng hoá còn ít, phần lớn nông sản đang được tiêu thụ và xuất khẩu ở dạng thô, sơ chế, giá trị gia tăng thấp, chưa có thương hiệu; ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất của các hộ gia đình còn hạn chế. Phần lớn các cơ sở chế biến quy mô nhỏ, công nghệ thiết bị lạc hậu, chất lượng sản phẩm chế biến còn thấp, sức cạnh tranh chưa cao, khó đáp ứng các tiêu chí để được hỗ trợ theo các quy định tại Nghị định 57/2018/NĐ-CP của Chính phủ về cơ chế, chính sách khuyến khích doanh nghiệp đầu tư vào nông 3 nghiệp, nông thôn.... Công tác xúc tiến thương mại chưa đáp ứng yêu cầu, chưa tổ chức được nhiều hoạt động để thúc đẩy tiêu thụ sản phẩm nông sản. Một số cơ chế, chính sách chưa tạo được động lực để thu hút các doanh nghiệp đầu tư chế biến nông, lâm, thủy sản trên địa bàn tỉnh.