(Thanhhoa.dcs.vn): Nội dung kiến nghị: (i) Cử tri huyện Thọ Xuân đề nghị Bộ Giao thông vận tải đầu tư xây dựng hệ thống chiếu sáng và vỉa hè đoạn đường từ cầu Mục Sơn Quốc lộ 47C đến xã Kiên Thọ, huyện Ngọc Lặc (xã Kiên Thọ, huyện Ngọc Lặc đã được đầu tư);

(ii) Cử tri huyện Bá Thước đề nghị Bộ Giao thông vận tải đầu tư xây dựng tuyến đường từ Quốc lộ 217 đi Quốc lộ 6 với chiều dài khoảng 54 km (trong đó: địa phận tỉnh Hòa Bình dài 25 km; địa phận tỉnh Thanh Hóa dài 29 km), điểm đầu giao Quốc lộ 217 tại thị trấn Cành Nàng, điểm cuối giao QL6 tại xã Phong Phú, huyện Tân Lạc, tỉnh Hòa Bình; quy mô đường cấp III, chiều rộng nền đường 12m, mặt đường 11m; Tổng mức đầu tư khoảng 2.980 tỷ đồng;

(iii) Cử tri đề nghị Bộ Giao thông vận tải tham mưu trình Chính phủ hỗ trợ kinh phí đầu tư xây dựng hệ thống Cầu bắc qua sông Mã, xóa bỏ đò ngang, bao gồm cầu Mốt Đại, xã Lương Trung và cầu Thiết Giang, xã Thiết Ống, huyện Bá Thước với tổng mức đầu tư khoảng 100 tỷ đồng.

 (iv) Cử tri thành phố Thanh Hóa đề nghị Bộ chỉ đạo Công ty cổ phần BOT đường tránh Thanh Hóa quan tâm, sửa chữa kịp thời các hư hỏng trên tuyến đường, đảm bảo việc đi lại cho người và phương tiện tham gia giao thông.

 (v) Đề nghị xem xét miễn lệ phí đăng ký và chi phí kiểm định lần đầu cho các phương tiện thủy gia dụng loại nhỏ (phương tiện có động cơ công suất máy chính từ 5 sức ngựa đến 15 sức ngựa hoặc có sức chở từ 5 người đến 12 người) đang hoạt động tại các sông, suối, lòng hồ thủy điện không sử dụng để kinh doanh dịch vụ vận tải.

(vi) Cử tri huyện Hà Trung đề nghị Bộ Giao thông vận tải hỗ trợ lập dự án đầu tư xây dựng tuyến đường gom phía Tây đường sắt, tạo điều kiện phát triển kinh tế, xã hội khu vực phía Tây của huyện đồng thời giảm số đường dân sinh cắt ngang đường sắt, giảm thiểu tai nạn giao thông đường sắt và trục QL.1 chạy qua địa phận huyện Hà Trung;

(vii) Cử tri huyện Đông Sơn đề nghị Bộ Giao thông vận tải chỉ đạo Tổng Công ty Đường sắt có kế hoạch sửa chữa cống Vại tại Km180 có đường kính 80cm đã bị sập từ năm 2019 do tuyến đường sắt Hà Nội - TP. Hồ Chí Minh chạy qua. Tuy nhiên, Tổng công ty Đường sắt Việt Nam đã sửa chữa và đã bỏ đi 01 vòi bơm bằng sắt 1000 m3 để khắc phục tạm thời đang làm ảnh hưởng đến việc tưới, tiêu của nhân dân.

 Bộ Giao thông vận tải trả lời như sau:

(i) Về đầu tư xây dựng hệ thống chiếu sáng và vỉa hè đoạn đường từ cầu Mục Sơn Quốc lộ 47C đến xã Kiên Thọ, huyện Ngọc Lặc:

Theo Quy hoạch mạng lưới đường bộ thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050 đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số 1454/QĐTTg ngày 01/9/2021, Quốc lộ 47C dài 53km, quy mô cấp III-IV, 2-4 làn xe. Hiện trạng Quốc lộ 47C đoạn từ cầu Mục Sơn đến giao đường Hồ Chí Minh (Km49+615 - Km53), dài khoảng 3,4km được đầu tư với quy mô cấp IV từ năm 2018, cơ bản phù hợp theo quy hoạch được duyệt.

Tuyến đường đi qua 2 xã Xuân Lam, huyện Thọ Xuân (Km 49+800 - Km51+600) và xã Kiên Thọ, huyện Ngọc Lặc (Km51+600 - Km53). Tại thời điểm nâng cấp Quốc lộ 47C đoạn từ cầu Mục Sơn đến giao đường Hồ Chí Minh, đoạn tuyến đi qua khu vực đồng ruộng ít dân cư nên theo Tiêu chuẩn Việt nam TCVN 4054-2005 Đường ô tô yêu cầu thiết kế, đoạn tuyến này không thiết kế, bố trí hệ thống điện chiếu sáng. Qua thời gian khai thác, dọc hai bên tuyến đã hình thành các khu dân cư, đô thị, đặc biệt xã Xuân Lam sát nhập vào thị trấn Lam Kinh từ năm 2019... Vì vậy, việc đề nghị đầu tư hệ thống điện chiếu sáng trên tuyến là phù hợp với điều kiện thực tế hiện nay.

Theo quy định tại khoản 5, Điều 2 Nghị định số 79/2009/NĐ-CP ngày 28/9/2009 của Chính phủ về chiếu sáng đô thị và khoản 3, mục III Quyết định số 1454/QĐ-TTg ngày 01/9/2021 của Thủ tướng Chính phủ, thẩm quyền quản lý đầu tư, bảo trì hạng mục vỉa hè, chiếu sáng thuộc thuộc trách nhiệm của địa phương. Vì vậy, đề nghị tỉnh Thanh Hóa chỉ đạo các đơn vị liên quan cản đối nguồn vốn ngân sách địa phương để triển khai thực hiện, Bộ GTVT sẽ phối hợp chặt chẽ trong quá trình triển khai thực hiện.

(ii) Về đầu tư xây dựng tuyến đường nối từ Quốc lộ 217 đi Quốc lộ 6: Đoạn tuyến từ Quốc lộ 217 đi Quốc lộ 6 thuộc tuyến đường nối đường Hồ Chí Minh với Quốc lộ 6 là tuyến đường tỉnh, thuộc thẩm quyền quản lý, đầu tư của UBND tỉnh Thanh Hóa và thuộc danh mục các dự án ưu tiên đầu tư trong Quy hoạch tỉnh Thanh Hóa thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050 (Quyết định số 153/QĐTTg ngày 27/2/2023 của Thủ tướng Chính phủ). Vì vậy, Bộ GTVT thống nhất với chủ trương cần sớm đầu tư tuyến đường theo quy hoạch, đáp ứng nhu cầu vận tải, hỗ trợ phát triển kinh tế - xã hội khu vực và đề nghị tỉnh Thanh Hóa chủ động cân đối, bố tri nguồn vốn để đầu tư tuyến đưởng. Bộ GTVT sẽ phối hợp chặt chẽ với UBND tỉnh Thanh Hóa trong quá trình triển khai đầu tư tuyến đường.

(iii) Về đầu tư xây dựng hệ thống cầu bắc qua sông Mã (cầu Mốt Đại, xã Lương Trung và cầu Thiết Giang, xã Thiết Ông, huyện Bá Thước) và đầu tư nâng cấp tuyến đường tuần tra biên giới từ Quốc lộ 217 đến cột mốc HS thuộc địa phận bản Khảm, xã Tam Thanh huyện Quan Sơn: Các công trình cầu Mối Đại, xã Lương Trung và cầu Thiết Giang, xã Thiết Ông, huyện Bà Thuốc bắc qua sông Mã nằm trên các tuyến đường địa phương và tuyển đường từ Quốc lộ 217 đến cột mốc H5 thuộc địa phận bản Kham, xã Tam Thanh huyện Quan Sơn là tuyến đường huyện ĐH-QS.02. Vì vậy, việc đầu tư các công trình cầu bắc qua sông Mã và tuyến đường từ Quốc lộ 217 đến cột mốc H5 thẩm quyền quản lý, đầu tư của địa phương. Bộ GTVT nhận thấy việc đầu tư các công trình này theo kiến nghị của cử tri là cần thiết để tăng cường kết nối giao thông, phục vụ quốc phòng - an ninh, phát triển kinh tế - xã hội khu vực và đáp ứng nhu cầu đi lại của nhân dân. Đề nghị tỉnh Thanh Hóa chỉ đạo các đơn vị liên quan cân đối nguồn vốn ngân sách địa phương để triển khai thực hiện, Bộ GTVT sẽ phối hợp chặt chẽ trong quá trình triển khai thực hiện.

 (iv) Đoạn tuyến cử tri phản ánh, đề nghị sửa chữa nêu trên thuộc tuyến tránh phía Đông dự án BOT đường tránh thành phố Thanh Hóa. Chiều dài tuyến tránh phía đông là 9,98km, điểm đầu Km0 (Km322+100/ QL.1), điểm cuối Km9-980 (Km330+200/ QL.1). Hiện dự án BOT đã dừng thu phí nhưng chưa chấm dứt hợp đồng. Nhà đầu tư dự án chưa bàn giao dự án cho Bộ GTVT. Nội dung xử lý tồn tại của hợp đồng này nói riêng và bất cập của các hợp đồng BOT do Bộ GTVT quản lý nói chung đã được Bộ GTVT tổng hợp và báo cáo Chính phủ, đồng thời kiến nghị Chính phủ báo cáo Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho ý kiến về nguyên tắc, giải pháp xử lý khó khăn, vướng mắc các dự án BOT giao thông.

Trong thời gian chờ cấp có thẩm quyền cho ý kiến để xử lý các bất cập, đoạn tuyến tránh phía Đông thành phố Thanh Hóa chịu tác động của các loại tải trọng của phương tiện tham gia giao thông, gây ra các hư hỏng mặt đường (ổ gà, hằn lún vệt bánh xe, hư hông khe co giãn cầu, sơn kẻ đường bị mở v.v..). Vì vậy, để đảm an toàn giao thông, an toàn công trình, ngày 13/6/2023, Cục ĐBVN đã chỉ đạo các đơn vị thực hiện sửa chữa ngoài hiện trường đoạn tuyến tránh phía Đông, bổ sung vạch sơn, biển báo, hệ thống an toàn giao thông tại trạm thu phí để đảm bảo an toàn giao thông, đồng thời thực hiện kiểm đếm tài sản kết cấu hạ tầng để bảo quản. Đến nay, các hư hỏng nêu trên đã cơ bản được phục, sửa chữa để đảm bảo giao thông.

Do công tác quản lý, bảo trì đường bộ cần được thực hiện thường xuyên, liên tục, nền với trách nhiệm là Cơ quan quản lý đường bộ (trong thời gian chưa hoàn thành thủ tục pháp lý chấm dứt hợp đồng BOT trước thời hạn với Nhà đầu tư cũng như chờ chỉ đạo của cấp có thẩm quyền như nêu trên), Cục ĐBVN đã chủ động, cùng ở đơn vị quản lý đường bộ trong khu vực phối hợp thực hiện công tác đảm bảo an toàn giao thông và bảo dưỡng thường xuyên đoạn tuyến tránh phía Đông đường tránh thành phố Thanh Hóa (Km322+100 – Km330+200/ QL.1) từ ngày 14/6/2023 nhằm tăng cường an toàn cho công trình và an toàn giao thông trên tuyến.

(v) Theo quy định của pháp luật về giá, phí và lệ phí, Bộ Tài chính là cơ quan chủ trì ban hành quy định về lệ phí đăng ký và giá dịch vụ kiểm định đối với các loại phương tiện thủy nội địa, bao gồm cả các loại phương tiện có tổng công suất máy chính từ 5 sức ngựa đến 15 sức ngựa hoặc có sức chở từ 5 người đến 12 người, không kinh doanh vận tải. Bộ GTVT ghi nhận kiến nghị của cử tri và sẽ có ý kiến với Bộ Tài chính trong quá trình Bộ Tài chính lấy ý kiến sửa đổi, bổ sung các quy định về lệ phí đăng ký và giá kiểm định đối với các loại phương tiện thủy nội địa nêu trên.

 (vi) Về kiến nghị của cử tri huyện Hà Trung: Hiện trạng tuyến đường sắt Hà Nội - Tp. Hồ Chí Minh đi qua huyện Hà Trung dài 8,975 km, bắt đầu từ Km144+290 - Km153+265; trong đó có 10 lối đi tự mở, 03 đường ngang có người gác, 04 đường ngang cảnh báo tự động có cần chắn tự động. Hàng rào, đường gom phía phải đường sắt hiện có 2090 m, bao gom: Km145+550 - Km146+450 (900 m); Km150+050 - Km150+600 (750 m); Km151+150 - Km151+590 (440 m). Các đoạn đường gom trên được thực hiện theo Quyết định số 1856/QĐ-TTg ngày 27/12/2007 của Thủ tướng Chính phủ về việc Phê duyệt Kế hoạch lập lại trật tự hành lang an toàn đường bộ, đường sắt.

Theo Quyết định số 358/QĐ-TTg ngày 10/3/2020 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án đảm bảo trật tự hành lang an toàn giao thông và xử lý dứt điểm lối tự mở qua đường sắt, việc xây dựng đường gom, hàng rào để xóa bỏ các lối đi tự mở thuộc trách nhiệm của UBND các tỉnh có đường sắt đi qua, sử dụng kinh phí từ nguồn ngân sách của địa phương hoặc ngân sách trung ương phân bố cho địa phương theo từng dự án được cấp có thẩm quyền phê duyệt. Thực hiện chỉ đạo nêu trên, UBND tỉnh Thanh Hóa đã xây dựng và ban hành Kế hoạch số 118/KH-UBND ngày 02/6/2020 để thực hiện xoá bỏ lối đi tự mở trên địa bàn tỉnh Thanh Hoá; theo đó, trên địa bàn huyện Hà Trung dự kiến xây dựng 2490 m hàng rào, đường gom để kết nối đến các đường ngang có người gác hiện hữu nhằm xóa bỏ các lối đi tự mở qua đường sắt.

Năm 2023, UBND huyện Hà Trung đã phê duyệt chủ trương xây dựng 02 đoạn hàng rào, đường gom với chiều dài khoảng 635 m (Km146-450 - Km146+890; Km149+205 Km149+400) để xóa bỏ 02 lối đi tự mở tại Km146+890 và Km149+205 tuyến đường sắt Hà Nội - Tp. Hồ Chí Minh. Các đoạn đường gom còn lại sẽ được thực hiện đầu tư theo lộ trình đến năm 2025 để xóa bỏ toàn bộ các lối đi tự mở trên địa bàn huyện Hà Trung.

Đối với kiến nghị của cử tri huyện Hà Trung, Bộ GTVT tiếp tục chỉ đạo Cục Đường sắt Việt Nam, Tổng công ty Đường sắt Việt Nam phối hợp chặt chẽ với địa phương trong quá trình triển khai thực hiện nhằm đảm bảo lộ trình xóa bỏ lối đi tự mở qua đường sắt theo quy định tại Điều 16 Nghị định số 65/2018/NĐCP ngày 12/5/2018 của Chính phủ và chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ tại Quyết số ngày 10/3/2020.

(vii) Về đề nghị của cử tri huyện Đông Sơn: Hiện trạng cống Vại tại Km180+285 tuyến đường sắt Hà Nội - TP. Hồ Chí Minh trên địa bàn xã Đông Văn, huyện Đông Sơn, tỉnh Thanh Hóa là cống tròn, đường kính D500mm. Năm 2019, do quá trình khai thác lâu năm nên đã bị sập đốt cống số 3; Tổng công ty Đường sắt Việt Nam đã thực hiện sửa chữa tạm thời bằng việc lắp đặt ống thép D300mm để phục vụ việc thoát nước và canh tác của nhân dân.

Để khắc phục tình trạng nêu trên, Bộ GTVT đã giao Cục Đường sắt Việt Nam, Tổng công ty Đường sắt Việt Nam thực hiện sửa chữa cổng tại Km180+285 tuyến đường sắt Hà Nội - TP. Hồ Chí Minh trong kế hoạch bảo trì kết cấu hạ tầng đường sắt quốc gia năm 2023. Theo đó, năm 2023 bắt đầu thực hiện chuẩn bị đầu tư; dự kiến công trình hoàn thành đưa vào khai thác trong năm 2024.

(Lê Nguyễn Trọng Xuân - Văn phòng Tỉnh uỷ Thanh Hoá)