(Thanhhoa.dcs.vn): Trong những năm qua, việc triển khai thực hiện công tác thể chế hóa các chủ trương, chính sách của Đảng nói chung và về PCTNTC thành pháp luật nói riêng; việc hướng dẫn, đôn đốc thực hiện, khắc phục sơ hở, bất cập về cơ chế, chính sách nhằm PCTNTC trên địa bàn tỉnh được chính quyền, các cấp, các ngành quan tâm thực hiện. Việc ban hành kịp thời các văn bản chỉ đạo, điều hành cơ bản đáp ứng được yêu cầu quản lý nhà nước và góp phần vào công cuộc phát triển kinh tế, ổn định tình hình chính trị xã hội chung của địa phương, tích cực PCTNTC, lãng phí. Đồng thời, tăng cường theo dõi, kiểm tra, đôn đốc các tổ chức, cá nhân thực hiện tốt chức trách, nhiệm vụ được giao và thực hiện các quy định về PCTNTC nhằm kịp thời phát hiện, ngăn chặn, xử lý công khai, nghiêm minh đối với các đơn vị, tổ chức, cá nhân vi phạm về thực hiện việc PCTNTC.
Căn cứ vào tình hình, đặc thù của tỉnh Thanh Hóa, Tỉnh ủy, Ban Thường vụ Tỉnh ủy, cấp ủy cấp tỉnh và các địa phương đã phát huy vai trò trong lãnh đạo thực hiện thể chế hóa chủ trương của Đảng về PCTNTC thành pháp luật ở địa phương. UBND tỉnh, Chủ tịch UBND tỉnh đã nghiêm túc tổ chức triển khai kịp thời, hiệu quả các chỉ thị, nghị quyết, kết luận của Đảng về PCTNTC; Luật phòng, chống tham nhũng (PCTN); nghị định hướng dẫn thi hành Luật và các văn bản lãnh đạo, chỉ đạo của Ban Thường vụ Tỉnh ủy về công tác PCTNTC. UBND tỉnh, Chủ tịch UBND tỉnh đã ban hành nhiều văn bản quan trọng (03 Chỉ thị, 16 Quyết định, 23 Kế hoạch) để lãnh đạo, chỉ đạo hướng dẫn thực hiện công tác PCTNTC. Thường xuyên chỉ đạo các sở, ban, ngành, UBND các cấp, các cơ quan, đơn vị rà soát cơ chế, chính sách về quản lý kinh tế - xã hội, các quy định của pháp luật về PCTNTC để sửa đổi, bổ sung hoặc kiến nghị cấp có thẩm quyền sửa đổi, bổ sung những vướng mắc, bất cập nhằm hạn chế các điều kiện phát sinh tham nhũng, tiêu cực. Theo đó, công tác kiểm tra và xử lý các vi phạm, công tác phối hợp chỉ đạo giữa các cấp, các ngành được thực hiện chặt chẽ, đem lại hiệu quả tích cực.
Trong lĩnh vực quản lý sử dụng đất đai, Tỉnh ủy, Ban Thường vụ Tỉnh ủy, UBND tỉnh và cấp ủy, chính quyền các địa phương tiếp tục tổ chức thực hiện việc quản lý đất đai đảm bảo theo quy định của Luật Đất đai năm 2013, các văn bản hướng dẫn của Chính phủ, các bộ, ngành Trung ương; đồng thời thực hiện nghiêm túc các nhiệm vụ theo Chỉ thị số 01/CT-TTg ngày 03/01/2018 của Thủ tướng Chính phủ về chấn chỉnh, tăng cường công tác quản lý đất đai và xây dựng hệ thống thông tin đất đai, Nghị quyết số 58-NQ/TW ngày 05/8/2020 của Bộ Chính trị về xây dựng và phát triển tỉnh Thanh Hóa đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045, Nghị quyết số 13/NQ-CP ngày 03/02/2021 của Chính phủ về ban hành hành động thực hiện của Chính phủ thực hiện Nghị quyết số 58-NQ/TW ngày 05/8/2020 của Bộ Chính trị; Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XIX, nhiệm kỳ 2020-2025 và các Nghị quyết, Kết luận của HĐND tỉnh; kế hoạch, chương trình hành động của Ban Thường vụ Tỉnh ủy, của Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh, theo đó, UBND tỉnh, Chủ tịch UBND tỉnh đã ban hành theo thẩm quyền các quyết định/văn bản để thực hiện thể chế hóa, cụ thể hóa chủ trương, chính sách của Đảng về PCTNTC thành pháp luật trong lĩnh vực quản lý, sử dụng đất đai. Cụ thể:
Có 23 văn bản pháp luật đã đề nghị cấp có thẩm quyền ban hành mới hoặc sửa đổi, bổ sung thể hiện kết của công tác thể chế hóa, cụ thể hóa, gồm: (1) Quyết định số 999/2015/QĐ-UBND ngày 26/3/2015 của UBND tỉnh quy định về thực hiện trình tự thủ tục chấp thuận chủ trương đầu tư, thu hồi đất, cho thuê đất, chuyển mục đích sử dụng đất để thực hiện dự án đầu tư trên địa bàn tỉnh. (2) Quyết định số 22/2018/QĐ-UBND ngày 10/7/2018 của UBND tỉnh quy định việc thực hiện trình tự, thủ tục quyết định chủ trương đầu tư; chấp thuận địa điểm đầu tư; giao đất, cho thuê đất, chuyển mục đích sử dụng đất để thực hiện dự án đầu tư trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa. Đến ngày 12/8/2022, UBND tỉnh ban hành Quyết định số 34/2022/QĐ-UBND về việc bãi bỏ các Quyết định của UBND tỉnh liên quan đến lĩnh vực đầu tư, đất đai. (3) Quyết định số 4527/QĐ-UBND ngày 17/12/2014 của UBND tỉnh về việc ủy quyền cho UBND các huyện, thị xã, thành phố quyết định thu hồi đất. (4) Quyết định số 02/2022/QĐ-UBND ngày 21/01/2022 của UBND tỉnh Quy định việc rà soát, công bố công khai danh mục các thửa đất nhỏ hẹp, việc lấy ý kiến người dân và công khai việc giao đất, cho thuê đất các thửa đất nhỏ hẹp do Nhà nước quản lý trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa. (5) Quyết định số 09/2022/QĐ-UBND ngày 22/2/2022 của UBND tỉnh Quy định điều kiện, tiêu chí, quy mô, tỷ lệ để tách diện tích đất thành dự án độc lập và trách nhiệm phối hợp giữa các cơ quan trong việc thực hiện thủ tục chấp thuận nhận chuyển nhượng, nhận góp vốn, thuê quyền sử dụng đất nông nghiệp để thực hiện dự án đầu tư phi nông nghiệp trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa. Đến ngày 09/9/2022, UBND tỉnh đã ban hành Quyết định 44/2022/QĐ-UBND về sửa đổi Điều 4 Quyết định số 09/2022/QĐ-UBND ngày 22/02/2022 của UBND tỉnh quy định điều kiện, tiêu chí, quy mô, tỷ lệ để tách diện tích đất thành dự án độc lập và trách nhiệm phối hợp giữa các cơ quan trong việc thực hiện thủ tục chấp thuận nhận chuyển nhượng, nhận góp vốn, thuê quyền sử dụng đất nông nghiệp để thực hiện dự án đầu tư phi nông nghiệp trên địa bàn tỉnh Thanh Hoá (6) Quy định về “tiếp tục đổi mới, hoàn thiện thể chế chính sách, nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý và sử dụng đất, tạo động lực đưa nước ta trở thành nước phát triển có thu nhập cao” theo Nghị quyết số 18-NQ/TW ngày 16/6/2022 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII. Ngày 13/9/2022, Ban chấp hành Đảng bộ tỉnh đã ban hành Kế hoạch số 92-KH/TU về việc thực hiện Nghị quyết số 18-NQ/TW ngày 16/6/2022 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII; ngày 01/12/2022, UBND tỉnh ban hành Kế hoạch số 277/KH-UBND về kế hoạch hành động thực hiện Kế hoạch số 92-KH/TU ngày 13/9/2022 của Ban chấp hành Đảng bộ tỉnh. (7) Quy định về xác định giá trị quyền sử dụng đất theo cơ chế thị trường thông qua đấu giá, đấu thầu các dự án có sử dụng đất. UBND tỉnh đã ban hành 05 văn bản: Quyết định số 07/2018/QĐ-UBND ngày 09/3/2018; Quyết định số 21/2021/QĐ-UBND ngày 17/9/2021 của UBND tỉnh; Quyết định số 6 22/2023/QĐ-UBND ngày 19/6/2023; Quyết định số 2099/QĐ-UBND ngày 16/6/2023; Công văn số 2648/UBND-KTTC ngày 28/02/2022 của UBND tỉnh. (8) Quy định về xây dựng cơ sở dữ liệu về giá đất tới từng thửa đất. UBND tỉnh đã ban hành 03 văn bản: Quyết định số 44/2019/QĐ-UBND ngày 23/12/2019; Quyết định số 45/2022/QĐ-UBND ngày 14/9/2022; Quyết định số 14/2023/QĐ-UBND ngày 11/4/2023 của UBND tỉnh. (9) Quy định về Nâng cao chất lượng công tác định giá đất: Hội đồng thẩm định giá đất tỉnh ban hành 03 văn bản: Công văn số 5441/HĐTĐGĐ-KTTC ngày 21/4/2022; số 4886/HĐTĐGĐ-KTTC ngày 11/4/2023; Quyết định số 2855/QĐ-HĐTĐGĐ ngày 11/8/2023 của Hội đồng thẩm định giá đất tỉnh. (10) Quy định về bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất trên địa bàn tỉnh Thanh Hoá. UBND tỉnh ban hành Quyết định số 16/2023/QĐ-UBND ngày 20/4/2023. (11) Quyết định phê duyệt phân bổ chỉ tiêu sử dụng đất trong Phương án phân bổ và khoanh vùng đất đai theo khu chức năng và theo loại đất đến từng đơn vị hành chính cấp huyện trong Quy hoạch tỉnh đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045 và điều chỉnh Quy hoạch sử dụng đất thời kỳ 2021-2030 cấp huyện. UBND tỉnh đã ban hành Quyết định số 2907/QĐ-UBND ngày 26/8/2023. Cụ thể hoá Quyết định số 326/QĐ-TTg ngày 09/3/2022 của Thủ tướng Chính phủ về phân bổ chỉ tiêu sử dụng đất quốc gia thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến 2055, Kế hoạch sử dụng đất quốc gia 5 năm 2021-2025; Kết luận số 868- KL/TU ngày 19/8/2022 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy về hoàn chỉnh phương án phân bổ và khoanh vùng đất đai theo khu chức năng và theo loại đất đến từng đơn vị hành chính cấp huyện trong Quy hoạch tỉnh Thanh Hóa thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2045. (12) Điều chỉnh, bổ sung chỉ tiêu sử dụng đất chuyên trồng lúa nước đã được phân bổ tại Quyết định số 2907/QĐ-UBND ngày 26/8/2022 của UBND tỉnh. Ngày 20/7/2023, UBND tỉnh đã ban hành Quyết định số 2598/QĐ-UBND.
Trong lĩnh vực đấu thầu, tiếp tục tổ chức thực hiện các chủ trương, chính sách của Đảng trong công tác đấu thầu, các văn bản hướng dẫn của Chính phủ, các bộ, ngành trung ương; đồng thời thực hiện nghiêm túc các nhiệm vụ theo Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XIX, nhiệm kỳ 2020 - 2025 và các Nghị quyết, Kết luận của HĐND tỉnh; kế hoạch, chương trình hành động của Ban Thường vụ Tỉnh ủy, của Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh, theo đó, UBND tỉnh, Chủ tịch UBND tỉnh đã ban hành theo thẩm quyền các quyết định/văn bản để thực hiện thể chế hóa, cụ thể hóa chủ trương, chính sách của Đảng về PCTNTC thành pháp luật trong lĩnh vực công tác đấu thầu. Cụ thể:
Văn bản pháp luật đã đề nghị cấp có thẩm quyền ban hành mới hoặc sửa đổi, bổ sung thể hiện kết của công tác thể chế hóa, cụ thể hóa, gồm:
(1) Thực hiện Nghị quyết số 04-NQ/TW ngày 21/8/2006 của Ban Chấp hành Trung ương (khóa X) về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác phòng, chống tham nhũng, lãng phí, quy định nội dung “Hoàn thiện hệ thống chính sách, pháp luật, tài chính về đất đai, đăng ký bất động sản. Chấn chỉnh công tác quản lý đầu tư xây dựng cơ bản và hoạt động mua sắm công. Các cấp ủy đảng lãnh đạo thực hiện nghiêm túc Luật Đấu thầu và Luật Xây dựng. Thực hiện công khai, minh bạch trong quyết định, chủ trương đầu tư. Nghiêm túc thực hiện quy định về đầu tư xây dựng từ ngân sách nhà nước. Ngăn chặn tình trạng người quyết định đầu tư, chủ đầu tư, đơn vị tư vấn và nhà thầu cùng một cơ quan, đơn vị. Bố trí cán bộ có năng lực, phẩm chất làm nhiệm vụ quản lý dự án. Tăng cường công tác kiểm tra, thanh tra trong đầu tư, xây dựng từ ngân sách nhà nước. Khắc phục tiêu cực trong hoạt động mua sắm công, bảo đảm công khai, minh bạch, kể cả việc công khai hóa các khoản hoa hồng từ mua sắm. Thực hiện thí điểm mô hình mua sắm công tập trung, nhất là đối với các loại hàng hóa có nhu cầu sử dụng nhiều và có giá trị lớn...”, UBND tỉnh đã ban hành Văn bản số 11510/UBND-THKH ngày 04/8/2021 về việc ban hành quy định về lập, phê duyệt và công bố danh mục dự án; phương pháp và tiêu chuẩn đánh giá hồ sơ dự thầu, hồ sơ đề xuất và các nội dung khác đối với dự án phải tổ chức đấu thầu theo quy định của pháp luật chuyên ngành, pháp luật về xã hội hóa, để đề nghị Chính phủ tổng hợp, ban hành Nghị định số 25/2020/NĐ-CP ngày 28/02/2020 quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Đấu thầu về lựa chọn nhà đầu tư và Nghị định số 31/2021/NĐ-CP ngày 26/3/2021 quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Đầu tư.
Ban hành Văn bản số 618/UBND-THKH ngày 12/01/2022 về việc ban hành quy định về lập, phê duyệt và công bố danh mục dự án; phương pháp và tiêu chuẩn đánh giá hồ sơ dự thầu, hồ sơ đề xuất và các nội dung khác đối với dự án phải tổ chức đấu thầu theo quy định của pháp luật chuyên ngành, pháp luật về xã hội hóa.
Ban hành Văn bản số 13778/UBND-THKH ngày 18/9/2023 về việc góp ý dự thảo Nghị định quy định chi tiết một số điềuvà biện pháp thi hành của Luật Đấu thầu về lựa chọn nhà thầu.
Ban hành Văn bản số 13748/UBND-CN ngày 18/9/2023 về việc góp ý dự thảo Nghị định quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành của Luật Đấu thầu về lựa chọn nhà đầu tư.
(2) Thực hiện Kết luận số 21-KL/TW ngày 25/5/2012 Hội nghị lần thứ 5 Ban Chấp hành Trung ương Đảng (khóa XI) về việc tiếp tục thực hiện Nghị quyết Hội nghị lần thứ 3 BCHTW (khóa X) về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác PCTN, lãng phí, quy định nội dung: "...Hoàn thiện cơ chế, chính sách để kiểm soát chặt chẽ hoạt động tín dụng, đầu tư xây dựng, nhất là những hoạt động dễ phát sinh tiêu cực, tham nhũng, như cho vay, bảo lãnh, cho thuê tài chính, đầu tư tài chính, uỷ thác cho vay, uỷ thác đầu tư, đầu tư công, đầu tư bất động sản… Đẩy mạnh việc thanh toán không dùng tiền mặt", UBND tỉnh đã chỉ đạo và ủy quyền Sở Kế hoạch và Đầu tư nghiên cứu, tham gia ý kiến gửi các bộ, ngành tại 04 văn bản, gồm: Văn bản số 3158/SKHĐT-TĐ ngày 20/7/2017 về việc điều chỉnh hướng dẫn quy trình tổ chức lựa chọn nhà đầu tư thực hiện dự án có sử dụng đất trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa; Văn bản số 3323/SKHĐT-TĐ ngày 27/7/2017 về việc góp ý dự thảo Thông tư quy định chi tiết việc báo cáo tình hình thực hiện hoạt động đấu thầu đối với lựa chọn nhà thầu; Văn bản số 4716/SKHĐT-TĐ ngày 06/10/2017 về việc tham gia ý kiến dự thảo sửa đổi Nghị định số 30/2015/NĐ-CP ngày 17/3/2015 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Đấu thầu về lựa chọn nhà đầu tư; Văn bản số 3490/SKHĐT-TĐ ngày 11/7/2018 về việc góp ý dự thảo Thông tư quy định chi tiết lập báo cáo đánh giá E-HSDT đối với gói thầu được tổ chức đấu thầu trên Hệ thống mạng đấu thầu Quốc gia.
(3) Thực hiện Kết luận số 12-KL/TW về tiếp tục tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác phòng, chống tham nhũng, tiêu cực quy định nội dung: "...Khẩn trương rà soát, bổ sung, hoàn thiện thể chế phòng ngừa tham nhũng, lãng phí, tiêu cực, nhất là cơ chế kiểm soát quyền lực trong các lĩnh vực, hoạt động dễ phát sinh tham nhũng, tiêu cực; ... Khẩn trương rà soát, khắc phục những sơ hở, bất cập trong các văn bản quy phạm pháp luật liên quan đấu thầu, đấu giá, quản lý, sử dụng đất đai, tài sản công, tài chính, chứng khoán,…; sửa đổi, bổ sung Luật Đất đai, Luật Phòng, chống tham nhũng, Luật Thực hành tiết kiệm, chống lãng phí, Luật Thanh tra, Luật Thực hành dân chủ ở xã, phường, thị trấn, Luật Tiếp công dân và các dự án luật khác liên quan trực tiếp đến phòng, chống tham nhũng, lãng phí, tiêu cực...", UBND tỉnh đã chỉ đạo và ủy quyền Sở Kế hoạch và Đầu tư nghiên cứu, tham gia ý kiến tại 33 lượt văn bản.
Trong lĩnh vực thu hồi tài sản bị thất thoát, chiếm đoạt trong các vụ án hình sự về tham nhũng, kinh tế: Triển khai thực hiện Chỉ thị số 50-CT/TW ngày 07/12/2015 về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác phát hiện, xử lý vụ việc, vụ án tham nhũng và Kết luận số 05 - KL/TW; Chỉ thị số 04-CT/TW ngày 02/6/2021 của Ban Bí thư về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác thu hồi tài sản bị thất thoát, chiếm đoạt trong các vụ án hình sự về tham nhũng, kinh tế; Kế hoạch số 21-KH/TU ngày 29/6/2016 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy; Cục Thi hành án dân sự tỉnh đã tham mưu cho Ban Thường vụ Tỉnh ủy ban hành Chỉ thị số 16-CT/TU ngày 05/9/2018 về tăng cường sự lãnh đạo đối với công tác THADS, hành chính trên địa bàn tỉnh; trên cơ sở đó UBND tỉnh đã ban hành Kế hoạch số 204/KH-UBND ngày 16/9/2021 về việc thực hiện Chỉ thị số 04-CT/TW ngày 02/6/2021 của Ban Bí thư.
Trong lĩnh vực giám định tư pháp, định giá tài sản trong tố tụng hình sự: Trong quá trình điều tra, xử lý các vụ việc, vụ án tham nhũng, kinh tế nghiêm trọng phức tạp, được dư luận xã hội quan tâm, Cơ quan điều tra các cấp trong Công an Thanh Hóa đã phát hiện, đề xuất, kiến nghị các cấp có thẩm quyền xem xét sửa đổi, khắc phục nhiều sơ hở, bất cập; nhất là trong lĩnh vực giám định tư pháp, định giá tài sản (cụ thể như nguyên nhân các vụ án tham nhũng trong lĩnh vực xây dựng cơ bản được khởi tố điều tra, truy tố, xét xử nhưng chưa đạt tỷ lệ cao; khó khăn vướng mắc khi thu thập thông tin, tài liệu liên quan đến vụ án trong lĩnh vực ngân hàng…).
Kết quả hướng dẫn, đôn đốc việc thực hiện, khắc phục sơ hở, bất cập về cơ chế, chính sách, pháp luật theo chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn được giao: Căn cứ các văn bản được thể chế hóa, cụ thể hóa các chủ trương, chính sách của Đảng về PCTNTC thành pháp luật Nhà nước tại địa phương, UBND tỉnh, Chủ tịch UBND tỉnh đã chỉ đạo các sở, ngành, các địa phương căn cứ vào chức năng nhiệm vụ, thẩm quyền để ban hành các văn bản hướng dẫn, đôn đốc việc thực hiện, khắc phục sơ hở, bất cập về cơ chế, chính sách, pháp luật; cụ thể: Trong lĩnh vực đấu thầu, UBND tỉnh đã ban hành 23 văn bản để hướng dẫn, đôn đốc, tổ chức thực hiện văn bản pháp luật; trong lĩnh vực đấu giá tài sản, Sở Tư pháp tham mưu cho UBND tỉnh ủy quyền phê duyệt Phương án đấu giá quyền sử dụng đất cho UBND các huyện: Vĩnh Lộc, Yên Định, Như Xuân, Thạch Thành, Đông Sơn, Thọ Xuân, Hà Trung, Ngọc Lặc, Quảng Xương, Hoằng Hóa, Nông Cống, Cẩm Thủy, Thành phố Thanh Hóa, Thành phố Sầm Sơn…
Kết quả hướng dẫn, khắc phục những sơ hở, bất cập về cơ chế, chính sách, pháp luật:
(1) Trong lĩnh vực thu hồi tài sản bị thất thoát, chiếm đoạt trong các vụ án hình sự về tham nhũng, kinh tế: Thực hiện Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2015, cho thấy Quy định về việc kê biên tài sản, phong tỏa tài khoản trong Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2015 vẫn còn bất cập, nhất là đối với loại tội phạm tham nhũng, kinh tế: chưa quy định được áp dụng trong giai đoạn giải quyết tin báo tội phạm; theo khoản 3 Điều 128 (Kê biên tài sản) và khoản 3 Điều 129 (Phong tỏa tài khoản) quy định chỉ kê biên tài sản hoặc phong tỏa tài khoản tương ứng với mức có thể bị phạt tiền, bị tịch thu hoặc phải bồi thường thiệt hại, mà mức tương ứng này không thể xác định chính xác được khi vụ án đang ở giai đoạn điều tra, truy tố, dẫn đến việc khó áp dụng được hai biện pháp này trên thực tế.
Do vậy, cần phải sửa đổi, bổ sung quy định của Bộ luật Tố tụng về áp dụng biện pháp kê biên tài sản, phong tỏa tài khoản theo hướng áp dụng ngay từ giai đoạn giải quyết tin báo tố giác tội phạm và có thể kê biên tài sản, phong tỏa tài khoản không nhất thiết phải theo mức tương ứng mức có thể bị phạt tiền, bị tịch thu hoặc phải bồi thường thiệt hại.
(2) Trong lĩnh vực đấu giá tài sản: Thực hiện Luật Đấu giá tài sản năm 2016, cho thấy Khoản 1 Điều 57 Luật Đấu giá tài sản quy định: “Ngoài quy định về niêm yết việc đấu giá tài sản quy định tại các khoản 1, 2 và 3 Điều 35 của Luật này, đối với tài sản đấu giá là động sản có giá khởi điểm từ năm mươi triệu đồng trở lên và bất động sản thì tổ chức đấu giá tài sản phải thông báo công khai ít nhất hai lần trên báo in hoặc báo hình của trung ương hoặc tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương nơi có tài sản đấu giá và trang thông tin điện tử chuyên ngành về đấu giá tài sản...”. Quy định này được hiểu đối với động sản có giá khởi điểm từ 50 triệu đồng trở lên, tổ chức đấu giá tài sản phải thông báo trên trang thông tin điện tử chuyên ngành về đấu giá tài sản. Ngày 02/10/2018, Bộ Tài chính ban hành Công văn số 12006/BTC-QLCS quy định: Bán tài sản công (bao gồm cả trường hợp bán thanh lý tài sản công và bán vật tư thu hồi từ việc thanh lý tài sản công) tại cơ quan, tổ chức, đơn vị theo hình thức đấu giá phải đăng tải trên trang thông tin điện tử về tài sản công. Hướng dẫn của Bộ Tài chính chưa phù hợp với quy định tại khoản 1, Điều 57 Luật Đấu giá tài sản năm 2016.
Do vậy, cần nghiên cứu sửa đổi theo hướng: Hình thức đấu giá đấu giá quyền sử dụng đất trực tuyến. Hình thức đấu giá này hiện tại rất hiệu quả, khách quan, minh bạch, hạn chế được “cò mồi” và tăng nguồn thu cho ngân sách Nhà nước. Tuy nhiên để triển khai áp dụng đối với hình thức này đòi hỏi phải có sự hỗ trợ kinh phí từ cơ quan quản lý Nhà nước. Đề nghị Chính phủ bổ sung quy định khuyến khích các tổ chức đấu giá áp dụng hình thức đấu giá trực tuyến tại Nghị định 62/2017/NĐ-CP ngày 16/05/2017 quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Đấu giá tài sản.
(3) Trong lĩnh vực đấu giá quyền khai thác khoáng sản: Thực hiện Nghị định số 22/2012/NĐ-CP ngày 26/3/2012 của Chính phủ Quy định về đấu giá quyền khai thác khoáng sản, cho thấy: Khoản 2, Điều 6 quy định: Các trường hợp không được hoàn trả tiền đặt trước bao gồm: Tổ chức, cá nhân đã được xét chọn tham gia phiên đấu giá và nộp tiền đặt trước mà không tham gia phiên đấu giá, trừ trường hợp bất khả kháng; tổ chức, cá nhân tham gia đấu giá rút lại giá đã trả; là người trúng đấu giá nhưng từ chối ký biên bản phiên đấu giá; quá thời hạn quy định tại điểm b và điểm c Khoản 2 Điều 11 Nghị định này mà tổ chức, cá nhân trúng đấu giá không nộp hồ sơ đề nghị cấp Giấy phép thăm dò khoáng sản, Giấy phép khai thác khoáng sản; Giấy phép thăm dò khoáng sản bị thu hồi theo quy định của pháp luật. Như vậy, tiền đặt trước không được hoàn trả trong các trường hợp quy định tại Khoản 2 Điều này được nộp vào ngân sách nhà nước. Tuy nhiên, trong Luật Đấu giá tài sản cũng như các văn bản quy định về đấu giá quyền khai thác khoáng sản chưa có quy định về xử lý đối với các trường hợp hủy kết quả đấu giá. Do vậy, đề xuất việc quy định rõ về hủy kết quả đấu giá quyền khai thác khoáng sản.
Nhìn chung, thời gian qua, UBND tỉnh, Chủ tịch UBND tỉnh đã thường xuyên quan tâm xây dựng, ban hành nhiều văn bản chỉ đạo để hướng dẫn, đôn đốc các cơ quan, đơn vị và địa phương đẩy mạnh triển khai, thực hiện có hiệu quả công tác PCTNTC theo đúng đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước. Tuy nhiên, việc ban hành các văn bản để thể chế hóa, cụ thể hóa đường lối, chủ trương của Đảng về PCTNTC số lượng còn chưa nhiều, vẫn còn một số lĩnh vực chưa ban hành được nhiều văn bản QPPL để thể chế hóa, cụ thể hóa đường lối, chủ trương của Đảng về PCTNTC. Việc thể chế hóa đường lối, chủ trương của Đảng vẫn còn hạn chế, bất cập. Một số văn bản quy phạm pháp luật chưa được ban hành đúng kế hoạch, hoặc đã ban hành nhưng chưa phù hợp, chưa theo kịp yêu cầu thực tiễn. Công tác lãnh đạo việc thể chế hóa, cụ thể hóa đường lối của Đảng của một số cấp ủy chưa quyết liệt, chậm trễ, chưa xác định rõ trách nhiệm của người đứng đầu và tập thể lãnh đạo, quản lý. Thể chế, chính sách về quản lý kinh tế, xã hội trên nhiều lĩnh vực còn sơ hở, chưa giảm được nhiều thủ tục không cần thiết có thể làm phát sinh tham nhũng, tiêu cực (nhất là trên lĩnh vực quản lý đất đai, tài nguyên khoáng sản; đầu tư xây dựng; quản lý vốn, tài sản nhà nước tại doanh nghiệp…); một số biện pháp phòng ngừa tham nhũng (như kê khai tài sản, thu nhập) hiệu quả chưa cao (do chưa kiểm soát được tài sản, thu nhập trong xã hội)… Chưa có cơ chế quản lý chặt chẽ tài sản, quản lý dòng tiền, thu nhập cá nhân, doanh nghiệp; nhiều giao dịch vẫn thực hiện tiền mặt không qua các tổ chức tín dụng và tài khoản cá nhân doanh nghiệp nhưng không quản lý được; việc thực hiện các biện pháp cưỡng chế kê biên tài sản, phong tỏa tài khoản trong các vụ án tham nhũng, kinh tế còn gặp nhiều khó khăn dẫn đến khó phát hiện, thu hồi tài sản bất minh, tài sản phạm tội mà có. Cơ chế kiểm soát quyền lực chưa đầy đủ, đồng bộ, hiệu lực, hiệu quả chưa cao.
*Một số giải pháp nâng cao hiệu quả công tác thể chế hóa, cụ thể hóa chủ trương, chính sách của đảng về PCTNTC và việc hướng dẫn, đôn đốc việc thực hiện, khắc phục sơ hở, bất cập về cơ chế chính sách, pháp luật thuộc chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn được giao:
Tập trung lãnh đạo, chỉ đạo các ngành, địa phương, đơn vị rà soát các quy định của pháp luật, tham mưu xây dựng, ban hành chương trình, kế hoạch và tổ chức triển khai thực hiện công tác thể chế hóa, cụ thể hóa các chủ trương, chính sách của Đảng về PCTNTC thành pháp luật trên từng lĩnh vực cụ thể; bảo đảm cho hệ thống văn bản pháp luật, chính sách được thể chế hóa đầy đủ, chính xác, kịp thời các đường lối, chủ trương của Đảng tại địa phương. Theo đó, quá trình thực hiện, cầm bám sát chú trương, quan điểm, đường lối của Đảng và pháp luật của Nhà nước, văn bản pháp luật của cơ quan cấp trên, đồng thời đánh giá tác động đến mọi mặt đơi sống xã hội; từ đó xác định đầy đủ, chính xác chủ thể, đối tượng thực hiện, nội dung thực hiện, ... và thẩm quyền, trách nhiệm của các cơ quan, tổ chức, đơn vị, địa phương trong việc tham mưu cụ thể hóa, thể chế hóa các chủ trương, chính sách của Đảng.
Chỉ đạo tổ chức việc đánh giá đầy đủ, khách quan kết quả, hiệu quả hoạt động của các cơ quan có liên quan đối với công tác thể chế hóa, cụ thể hóa các chủ trương, chính sách của Đảng về PCTNTC thành pháp luật thuộc thẩm quyền quản lý. Kịp thời biểu dương, khen thưởng các cơ quan, tổ chức thực hiện có hiệu quả việc thể chế hóa đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng thành pháp luật của Nhà nước.
Tập trung lãnh đạo, chỉ đạo các sở, ban, ngành, địa phương ban hành văn bản và tổ chức triển khai thực hiện công tác tự kiểm tra, rà soát, hệ thống hóa văn bản QPPL, công tác theo dõi tình hình thi hành pháp luật thuộc thẩm quyền quản lý của ngành, địa phương, góp phần đưa các chủ trương, chính sách của Đảng về PCTNTC và pháp luật của Nhà nước đã ban hành sớm đi vào cuộc sống; đồng thời, kịp thời phát hiện, thay thế, sửa đổi, bổ sung những văn bản pháp luật không còn phù hợp.
Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục các chủ trương, đường lối, chính sách của Đảng và pháp luật của Nhà nước về PCTNTC cho cán bộ và Nhân dân; quan tâm phổ biến, giáo dục đối với những đảng viên, cán bộ, công chức, viên chức trong các cơ quan đảng, các cơ quan nhà nước có thẩm quyền thể chế hóa, cụ thể hóa đường lối, chủ trương của Đảng; đồng thời, cần có cơ chế đánh giá khách quan, toàn diện, chính xác thực trạng ý thức, trình độ hiểu biết pháp luật của đội ngũ đảng viên, cán bộ, công chức, viên chức trong các cơ quan, tổ chức có thẩm quyền, trách nhiệm thể chế hóa đường lối, chủ trương của Đảng, từ đó làm cơ sở để xây dựng kế hoạch, chương trình phổ biến, giáo dục pháp luật phù hợp, thiết thực, hiệu quả.