(Thanhhoa.dcs.vn): Căn cứ các Quyết định của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt các Chương trình mục tiêu quốc gia giai đoạn 2021-2025 và hướng dẫn của các bộ, ngành, cơ quan Trung ương, Sở Lao động - Thương binh và Xã hội đã phối hợp với các sở, ngành, đơn vị có liên quan tham mưu UBND tỉnh ban hành các quyết định phân bổ nguồn vốn để kịp thời triển khai thực hiện có hiệu quả các nội dung về lĩnh vực giáo dục nghề nghiệp, cụ thể:

Về công tác quản lý, sử dụng và huy động các nguồn lực được hiện nghiêm túc, đúng quy định

(1) Đối với Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững: Trong giai đoạn 2021-2025, tỉnh Thanh Hóa được Trung ương phân bổ 190.842 triệu đồng. Trong đó, tổng vốn đầu tư phát triển Trung ương phân bổ thực hiện năm 2021- 2025 là 99.410 triệu đồng; trong đó, năm 2022 là 29.823 triệu đồng (đã giao chi tiết cho các dự án); năm 2023 là 23.197 triệu đồng (chưa giao chi tiết cho các dự án); còn lại năm 2024 và 2025 là 46.390 triệu đồng. HĐND tỉnh, UBND tỉnh đã phân bổ để thực hiện dự án Trường Cao đẳng nghề Nghi Sơn 57.500 triệu đồng (giao năm 2022 là 5.000 triệu đồng), Trường Trung cấp nghề Nga Sơn 41.910 triệu đồng (giao năm 2022 là 24.823 triệu đồng) để thực hiện xây dựng, nâng cấp, cải tạo phòng học, nhà xưởng, mua sắm trang thiết bị. Tổng vốn sự nghiệp đã phân bổ là 91.432 triệu đồng; trong đó, năm 2021 là 18.000 triệu đồng (phân bổ cho 06 trường: Trường Cao đẳng Y tế Thanh Hóa; Trường Cao đẳng Công nghiệp Thanh Hóa; Trường Cao đẳng nghề Nghi Sơn; Trường Trung cấp nghề Thanh, thiếu niên khuyết tật, đặc biệt khó khăn; Trường Trung cấp nghề Miền núi Thanh Hóa; Trường Trung cấp nghề Nga Sơn; mỗi trường 3.000 triệu đồng); năm 2022 là 27.886 triệu đồng; năm 2023 là 45.546 triệu đồng; dự kiến năm 2024 và 2025 được phân bổ 104.166 triệu đồng. HĐND tỉnh, UBND tỉnh đã giao 100% vốn cho các sở, ngành cấp tỉnh, UBND các huyện và cơ sở giáo dục nghề nghiệp để thực hiện.

(2) Đối với Chương trình quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021-2030, giai đoạn I: từ năm 2021 đến năm 2025: Vốn phân bổ sự nghiệp được phân bổ giai đoạn 2021-2024 là 187.666 triệu đồng, trong đó năm 2022 là 39.992 triệu đồng, năm 2023 là 107.674 triệu đồng, năm 2024 là 40.000 triệu đồng. Đối với nguồn vốn sự nghiệp được phân bổ năm 2022, năm 2023, HĐND tỉnh, UBND tỉnh đã giao 100% vốn cho các sở, ngành cấp tỉnh, UBND 11 huyện miền núi và Trường Trung cấp nghề miền núi Thanh Hóa để triểnt khai thực hiện.

(3) Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nôn thôn mới: Tổng kinh phí thực hiện 950 triệu đồng, được lấy từ nguồn vốn sự nghiệp Trung ương hỗ trợ thực hiện Chương trình xây dựng nông thôn mới đã được UBND tỉnh giao tại Quyết định số 4528/QĐ-UBND ngày 19/12/2022.

Việc thực hiện các mục tiêu, chỉ tiêu, nhiệm vụ đạt kết quả tích cực

(1) Đối với lĩnh vực giáo dục nghề nghiệp thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững, giai đoạn 2021-2023 (tính đến tháng 9/2023): Sở Lao động - Thương binh và Xã hội đã tổ chức các lớp bồi dưỡng nâng cao năng lực quản lý cho 300 cán bộ, nhà giáo tại các cơ sở giáo dục nghề nghiệp; tổ chức tập huấn nâng cao năng lực cho 100 nhà giáo; tổ chức 11 cuộc truyền thông hướng nghiệp cho học sinh các trường THCS&THPT, các Trung tâm GDNN-GDTX; tổ chức 04 cuộc tập huấn nâng cao năng lực cho học sinh, sinh viên kiến thức khởi sự doanh nghiệp; tổ chức 04 Ngày hội tư vấn việc làm tại các cơ sở giáo dục nghề nghiệp; tổ chức 01 Hội thảo chuyển đổi số cho cán bộ quản lý, nhà giáo tại các cơ sở giáo dục nghề nghiệp trên địa bàn tỉnh. Tính chung 9 tháng năm 2023, Sở Lao động - Thương binh và Xã hội đã tổ chức chức tư vấn, hướng nghiệp cho trên 3.000 học sinh tại các trường THPT trên địa bàn tỉnh.

Đối với UBND các huyện, thị xã, thành phố, đã triển khai thực hiện các hoạt động, gồm: Điều tra, khảo sát, thống kê, dự báo nhu cầu đào tạo, ngành nghề đào tạo; tổ chức các lớp đào tạo nghề trình độ sơ cấp và đào tạo nghề dưới 03 tháng cho người học nghề, lao động thuộc hộ nghèo, hộ cận nghèo, hộ mới thoát nghèo. Tính đến tháng 9 năm 2023, đã mở được trên 120 lớp đào tạo nghề trình độ sơ cấp và dưới 03 tháng cho khoảng 4.200 người lao động; tập trung chủ yếu vào các ngành, nghề như: Đan lát thủ công; trồng trọt, chăn nuôi; nghiệp vụ du lịch gia đình; chế biến lâm sản; kỹ thuật chế biến món ăn v.v...

Năm 2021, tỉnh Thanh Hóa được phân bổ nguồn vốn bổ sung thuộc nội dung "Đổi mới và nâng cao chất lượng giáo dục nghề nghiệp" - Dự án I Chương trình mục tiêu Giáo dục nghề nghiệp - Việc làm và An toàn lao động tại Quyết định số 2068/QĐ-TTg ngày 08/12/2021 của Thủ tướng Chính phủ về việc giao dự toán năm 2021 thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững và Chương trình mục tiêu Giáo dục nghề nghiệp - Việc làm và An toàn lao động. Hiện nay, UBND tỉnh Thanh Hóa phân bổ nguồn vốn bổ sung tại Quyết định số 4528/QĐ-UBND ngày 19/12/2022 về việc giao dự toán thu ngân sách nhà nước trên địa bàn; thu, chi ngân sách địa phương và phân bổ ngân sách địa phương năm 2023, cho 06 trường, gồm: Trường Cao đẳng Công nghiệp Thanh Hóa, Trường Cao đẳng Y tế Thanh Hóa, Trường Cao đẳng nghề Nghi Sơn, Trường Trung cấp nghề Miền núi Thanh Hóa, Trường Trung nghề Nga Sơn và Trường Trung cấp nghề Thanh, Thiếu niên khuyết tật, đặc biệt khó khăn để mua sắm trang thiết bị đào tạo các ngành, nghề trọng điểm theo quyết định số 1769/QĐ-LĐTBXH ngày 25/11/2019 của Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội phê duyệt ngành, nghề trọng điểm; trường được lựa chọn ngành, nghề trọng điểm giai đoạn 2016-2020 và định hướng đến năm 2025. Đến nay, các trường đã được Chủ tịch UBND tỉnh phê duyệt danh mục mua sắm thiết bị đào tạo, tổ chức đấu thầu mua sắm theo quy định; dự kiến hoàn thành kế hoạch giải ngân vốn trong tháng 12/2023.

Đối với các Trung tâm GDNN-GDTX công lập cấp huyện, tính đến tháng 9 năm 2023, có 12/24 Trung tâm GDNN-GDTX công lập cấp huyện đã triển khai các hoạt động, như: mở các lớp đào tạo nghề; cải tạo sửa chữa cơ sở vật chất và đang trình duyệt mua sắm trang thiết bị đào tạo nghề.

(2) Đối với Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021-2030, giai đoạn I: từ năm 2021 đến năm 2025:

Tổng kinh phí sự nghiệp đã giải ngân năm 2022 là 1.497,86 triệu đồng, để thực hiện các nội dung: Tổ chức 35 buổi tuyên truyền, tư vấn, hướng nghiệp, khởi nghiệp, học nghề, việc làm và các dịch vụ hỗ trợ việc làm, đi làm việc ở nước ngoài; hỗ trợ 02 Trung tâm GDNN-GDTX mua sắm trang thiết bị và sửa chữa cơ sở vật chất. Kinh phí chuyển sang năm 2023 là 38.494,14 triệu đồng.

Năm 2023, tổng số vốn sự nghiệp đã giải ngân tính đến ngày 30/9/2023 đạt 26.691,91 triệu đồng, để thực hiện các nội dung: Tổ chức 244 lớp đào tạo nghề sơ cấp và dưới 3 tháng cho các đối tượng là người dân tộc thiểu số, người kinh thuộc hộ nghèo, hộ cận nghèo sinh sống tại vùng dân tộc thiểu số và miền núi; tổ chức 102 buổi tuyên truyền, tư vấn hướng nghiệp, khởi nghiệp, học nghề, việc làm và các dịch vụ hỗ trợ việc làm, đi làm việc ở nước ngoài; hỗ trợ 04 trung tâm GDNN-GDTX cấp huyện mua sắm trang thiết bị và sửa chữa cơ sở vật chất. Ước thực hiện năm 2023, giải ngân vốn sự nghiệp đạt 103.366 triệu đồng, bằng 70% kế hoạch.

(3) Đối với Chương trình phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội: Trên địa bàn tỉnh được phê duyệt triển khai 01 dự án "Đầu tư xây dựng, hoàn thiện cơ sở vật chất Trường Cao đẳng Công nghiệp Thanh Hóa", với tổng mức đầu tư 70 tỷ đồng, từ nguồn ngân sách Trung ương thuộc Chương trình phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội. Đến nay, Dự án đã được Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng các công trình dân dụng và công nghiệp tỉnh (Chủ đầu tư) triển khai đảm bảo tiến độ và đã được Chủ tịch UBND tỉnh phê duyệt kế hoạch lựa chọn nhà thầu tại Quyết định số 809/QĐ-UBND ngày 13/3/2023. Chủ đầu tư đã tổ chức lựa chọn nhà thầu tư vấn thiết kế bản vẽ thi công - dự toán. Hiện nay, Dự án đã xây dựng và đi vào hoàn thiện, đảm bảo hoàn thành dự án trong năm 2023 theo đúng quy định.

(4) Đối với Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới: UBND tỉnh đã ban hành Kế hoạch 230/KH-UBND ngày 25/9/2023 về đào tạo nghề nông nghiệp cho lao động nông thôn thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới năm 2023. Đến nay, đã tổ chức được 15 lớp đào tạo nghề thường xuyên dưới 03 tháng cho 525 lao động nông thôn, gồm các nghề: Trồng rau an toàn, Nuôi ong mật, Nuôi tôm sú, Chẩn đoán nhanh bệnh động vật thủy sản, Trồng cây lương thực thực phẩm, Trồng cây lâm nghiệp... Tổng kinh phí thực hiện 950 triệu đồng, được lấy từ nguồn vốn sự nghiệp Trung ương hỗ trợ thực hiện Chương trình xây dựng nông thôn mới đã được UBND tỉnh giao tại Quyết định số 4528/QĐ-UBND ngày 19/12/2022.  

Bên cạnh những thuận lợi cho phát triển giáo dục nghề nghiệp, vẫn còn nhiều khó khăn: Các nguy cơ, thách thức của nền kinh tế trong nước, như: giá nguyên, nhiên vật liệu tăng cao, một số quy định của pháp luật còn có sự bất cập, nợ xấu có xu hướng tăng, áp lực lạm phát có xu hướng gia tăng; trong khi đó, biến đổi khí hậu, thiên tai, bão lũ, thời tiết cực đoan ngày càng khó lường... tác động trực tiếp đến thành quả trong công tác giảm nghèo; chất lượng nguồn nhân lực còn thấp; doanh nghiệp chủ yếu là doanh nghiệp nhỏ và vừa. Các vấn đề xã hội gây áp lực lớn đến phát triển kinh tế - xã hội như: việc làm, nhà ở, dịch vụ y tế, giáo dục; những thách thức về thiên tai, dịch bệnh, biến đổi khí hậu, môi trường... là những yếu tố tác động bất lợi đến phát triển kinh tế - xã hội, đến công tác giảm nghèo của tỉnh. Mặt khác, khi triển khai các Chương trình mục tiêu quốc gia liên quan lĩnh vực giáo dục nghề nghiệp còn nhiều khó khăn, vướng mắc. Cụ thể:

(i) Về nội dung hỗ trợ đào tạo nghề (Tiểu dự án 3, Dự án 5): Người lao động thuộc vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi đi làm ăn xa, hoặc đã đi làm trong các nhà máy, khu công nghiệp nên số lượng người tham gia học nghề ít, dẫn đến mở các lớp đào tạo nghề sơ cấp và dưới 3 tháng gặp khó khăn. Việc liên kết phối hợp, liên kết trong quá trình đào tạo giữa các cơ sở giáo dục nghề nghiệp với các doanh nghiệp còn hạn chế, dẫn đến việc đảm bảo công việc cho người lao động sau khi học nghề và cam kết bao tiêu sản phẩm chưa thực sự đảm bảo.

(ii) Về mức hỗ trợ tiền ăn, tiền đi lại cho người học nghề (Tiểu dự án 3, Dự án 5): Mức hỗ trợ đào tạo trình độ sơ cấp và đào tạo dưới 03 tháng hiện nay rất thấp, không phù hợp với giá cả ở thời điểm hiện tại nên người học chưa thiết tha tham gia học nghề (cụ thể, mức hỗ trợ tiền ăn 30.000 đồng/người/ngày thực học; tiền đi lại 300.000 đồng/người/khóa học nếu địa điểm đào tạo ở xa nơi cư trú từ 15 km trở lên, đối với người khuyết tật và người học cư trú ở xã, thôn, bản thuộc vùng khó khăn hoặc ĐBKK theo quy định của Thủ tướng Chính phủ 300.000 đông/người/khóa học nếu địa điểm đào tạo xa nơi cư trú từ 5 km trở lên).

(iii) Tiểu dự án 1 - Dự án 4: Phát triển giáo dục nghề vùng nghèo, vùng khó khăn: Công tác tuyển sinh đào tạo nghề cho người lao động theo quy định tại điểm a mục 4 Phần III Quyết định số 90/QĐ-TTg ngày 18/01/2022 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững giai đoạn 2021-2025 gặp nhiều khó khăn, do các đối tượng học nghề của Tiểu dự án 1 - Dự án 4 là lao động thuộc hộ nghèo, hộ cận nghèo, hộ mới thoát nghèo. Bên cạnh đó, hiện chưa có văn bản quy định, hướng dẫn cụ thể về việc xác định cơ sở giáo dục nghề nghiệp được hỗ trợ cải tạo sửa chữa cơ sở vật chất, mua sắm trang thiết bị đào tạo, dẫn đến khó khăn trong quá trình triển khai thực hiện.

 

 

(Lê Nguyễn Trọng Xuân - Văn phòng Tỉnh ủy Thanh Hoá)