(Thanhhoa.dcs.vn): Thời gian qua, các cấp, các ngành, các địa phương, đơn vị trên địa bàn tỉnh đã tập trung lãnh đạo, chỉ đạo, tổ chức triển khai thực hiện Nghị quyết số 06/NQ-TU ngày 10/11/2021 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy về Chuyển đổi số tỉnh Thanh Hóa đến năm 2025, định hướng đến năm 2030, đạt kết quả quan trọng; có 07/10 chỉ tiêu chủ yếu đến năm 2025 của Nghị quyết đã hoàn thành, gồm: 04/05 chỉ tiêu về Chính quyền số, 01/03 chỉ tiêu về Kinh tế số, 02/02 chỉ tiêu về Xã hội số.

Công tác lãnh đạo, chỉ đạo quán triệt, triển khai thực hiện Nghị quyết được thực hiện quyết liệt, đồng bộ; HĐND, UBND tỉnh, Ban Chỉ đạo chuyển đổi số tỉnh đã ban hành 03 chỉ thị, 24 quyết định, 22 kế hoạch và nhiều văn bản chỉ đạo cụ thể hóa các nhiệm vụ, giải pháp thực hiện Chương trình chuyển đổi số quốc gia và Nghị quyết của Ban Thường vụ Tỉnh ủy; có 48/48 sở, ban, ngành, UBND cấp huyện và 559/559 UBND cấp xã đã ban hành chương trình, kế hoạch thực hiện Nghị quyết; 04/27 cấp ủy cấp huyện ban hành Nghị quyết thực hiện chuyển đổi số của địa phương; 21/21 sở, ban, ngành thành lập tổ giúp việc chuyển đổi số và 27/27 UBND cấp huyện thành lập ban chỉ đạo chuyển đổi số; toàn tỉnh thành lập 4.233 tổ công nghệ số cộng đồng tại các khu dân cư.

Công tác tuyên truyền được thực hiện sâu rộng bằng nhiều hình thức đa dạng, phong phú; trang thông tin điện tử chuyển đổi số của tỉnh đăng tải 350 tin bài, thu hút gần 06 triệu lượt người theo dõi; các địa phương, đơn vị đăng tải 795 bài viết trên trang thông tin điện tử, phát trên 3.200 lượt tin tuyên truyền trên hệ thống đài truyền thanh cơ sở; các cơ quan báo chí thực hiện trên 10 phóng sự, 60 bài viết tuyên truyền các mô hình hay, cách làm hiệu quả về chuyển đổi số... Công tác bồi dưỡng, tập huấn kiến thức, kỹ năng về chuyển đổi số được tăng cường; từ năm 2021 đến nay, đã tổ chức tập huấn cho 100% thành viên ban chỉ đạo, tổ giúp việc ban chỉ đạo chuyển đổi số các cấp; bồi dưỡng kiến thức cho gần 5.000 lượt cán bộ, công chức cấp xã và thành viên các tổ công nghệ số cộng đồng; tư vấn các mô hình chuyển đổi số trong hoạt động, sản xuất kinh doanh cho hơn 6.500 lượt doanh nghiệp trên địa bàn.

Các nhiệm vụ xây dựng chính quyền điện tử, hướng tới chính quyền số được chỉ đạo thực hiện hiệu quả. Đến nay, 100% các sở, ban, ngành, UBND cấp huyện, cấp xã và các đơn vị trực thuộc cơ quan cấp tỉnh, cấp huyện kết nối đường truyền Internet tốc độ cao và triển khai sử dụng Hệ thống quản lý văn bản và hồ sơ công việc, ứng dụng chữ ký số; 100% cán bộ, công chức, viên chức các cơ quan hành chính Nhà nước xử lý công việc trên môi trường điện tử. Văn bản điện tử đã cơ bản thay thế văn bản giấy, tạo môi trường làm việc hiện đại, công khai, tiết kiệm; từ tháng 12/2021 đến tháng 9/2023, có gần 6,75 triệu lượt văn bản điện tử trao đổi, xử lý trên hệ thống, tỷ lệ ký số cơ quan đạt 97,8%. Ứng dụng công nghệ thông tin trong các cơ quan đảng, đoàn thể được quan tâm, kết nối liên thông với chính quyền, phục vụ kịp thời công tác lãnh đạo, chỉ đạo của lãnh đạo tỉnh. Dịch vụ công trực tuyến được đẩy mạnh, đến nay, Cổng dịch vụ công và hệ thống một cửa điện tử của tỉnh cung cấp 842 dịch vụ công trực tuyến một phần và 868 dịch vụ công trực tuyến toàn trình, tích hợp lên Cổng dịch vụ công Quốc gia 1.710 dịch vụ; tỷ lệ giải quyết hồ sơ, thủ tục hành chính đúng và trước hạn đạt trên 98%.

Kinh tế số tiếp tục phát triển, đến nay 27/27 huyện, thị xã, thành phố đã triển khai việc thanh toán không dùng tiền mặt trong các cơ sở giáo dục, y tế; tăng cường thanh toán các dịch vụ thiết yếu không dùng tiền mặt. 100% các doanh nghiệp, tổ chức sử dụng hóa đơn điện tử trong hoạt động sản xuất, kinh doanh. Thương mại điện tử phát triển sâu rộng, mang lại nhiều tiện ích cho doanh nghiệp và người dân; đến nay, cơ quan chức năng của tỉnh đã hỗ trợ cho hơn 44.000 doanh nghiệp, hộ sản xuất nông nghiệp với 187 sản phẩm OCOP, trên 87.270 sản phẩm nông sản của các địa phương được đưa lên các sàn thương mại điện tử.

Xã hội số có chuyển biến tích cực; quan tâm lắp đặt mạng Wifi tại khu vực các nhà văn hoá thôn, khu phố và các điểm du lịch để cung cấp khả năng truy cập Internet cho người dân; các cơ sở giáo dục triển khai hiệu quả hình thức dạy học trực tuyến, đẩy mạnh sử dụng các bài giảng điện tử phục vụ đổi mới phương pháp dạy và học. Đẩy mạnh thực hiện Đề án phát triển ứng dụng dữ liệu về dân cư, định danh và xác thực điện tử phục vụ chuyển đổi số quốc gia; đến ngày 15/10/2023, đã kích hoạt thành công trên 1,67 triệu tài khoản định danh điện tử, vượt 3,3% kế hoạch; rà soát, chuẩn hóa, làm sạch dữ liệu trên hệ thống cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư thông tin của gần 62,4 nghìn người có công, 946 nghìn trẻ em, xác thực thông tin 3,1 triệu hồ sơ BHXH, số hóa trên 684 nghìn hồ sơ hộ tịch; đẩy mạnh sử dụng thẻ CCCD gắn chíp thay thế thẻ BHYT giấy trong khám chữa bệnh tại cơ sở y tế ký hợp đồng khám chữa bệnh BHYT; đồng bộ thông tin trên 03 triệu thẻ BHYT vào CCCD gắn chíp; gần 3,92 triệu lượt tra cứu thành công thông tin BHYT bằng CCCD trong khám chữa bệnh, đạt 68%...

Trong quá trình thực hiện, đã có nhiều mô hình hay, cách làm hiệu quả về chuyển đổi số được triển khai tại các huyện, thị xã, thành phố, tạo sức lan tỏa tích cực trong xã hội như: Mô hình “Khám chữa bệnh sử dụng thẻ căn cước công dân gắn chíp điện tử và ứng dụng VNeID”; mô hình “03 Không”; mô hình “Ngày thứ 2 không viết, ngày thứ 6 không hẹn”; mô hình “Chợ không dùng tiền mặt”; mô hình “Thôn thông minh”; mô hình "Camera với an ninh, trật tự"...

Tuy nhiên, việc thực hiện các nhiệm vụ chuyển đổi số vẫn còn một số hạn chế, đó là: Còn 03 chỉ tiêu Nghị quyết đến năm 2025 dự kiến khó hoàn thành (gồm: tỷ lệ kiểm tra của cơ quan quản lý nhà nước được thực hiện thông qua môi trường mạng và hệ thống thông tin của cơ quan quản lý đạt 50%; kinh tế số đóng góp vào GRDP của tỉnh đạt 20% trở lên; tỷ lệ tăng năng suất lao động bình quân hàng năm đạt 9,6% trở lên); nhận thức, trách nhiệm chỉ đạo thực hiện nhiệm vụ, giải pháp chuyển đổi số của một số cấp ủy, chính quyền, đơn vị, doanh nghiệp và một bộ phận người dân còn hạn chế, một số đơn vị còn lúng túng trong quá trình triển khai thực hiện; việc liên thông dữ liệu với các bộ, ngành trung ương còn bất cập, chưa tích hợp được thông tin các loại giấy tờ của cá nhân trong xử lý thủ tục hành chính; nhân lực hỗ trợ, thúc đẩy phát triển kinh tế số tại các huyện còn thiếu và yếu; kỹ năng ứng 

(Phòng Tổng hợp - Văn phòng Tỉnh uỷ Thanh Hoá)