(Thanhhoa.dcs.vn): Trong khoảng thời gian từ tháng 9 đến ngày 17/10/2023, Báo điện tử Nông nghiệp Việt Nam có loạt bài: “Nội chiến vùng keo nguyên liệu” và “Loạn các cơ sở chế biến gỗ keo ở Thanh Hóa”; phản ánh tình trạng nhiều điểm thu mua, chế biến gỗ keo tại các huyện: Như Thanh, Như Xuân, Thạch Thành vi phạm quy định về quy hoạch sử dụng đất, tự ý chuyển đổi mục đích sử dụng đất nông nghiệp sang đất sản xuất kinh doanh, xây dựng nhà xưởng trái phép và hoạt động tự phát, không đúng ngành nghề được cấp phép... Thực hiện chỉ đạo của Thường trực Tỉnh ủy tại Công văn số 4370-CV/VPTU ngày 25/10/2023, Chủ tịch UBND tỉnh đã giao Sở Nông nghiệp và PTNT chủ trì tiến hành rà soát tổng thể thực trạng hoạt động của các cơ sở thu mua, chế biến gỗ rừng trồng trên địa bàn toàn tỉnh. Kết quả như sau:

- Đối với các huyện có sai phạm theo phản ánh của báo chí: Trên địa bàn các huyện Như Thanh, Như Xuân, Thạch Thành hiện có 58 cơ sở thu mua, chế biến gỗ keo có giấy phép đăng ký kinh doanh (huyện Như Thanh 31 cơ sở, huyện Như Xuân 14 cơ sở, huyện Thạch Thành 13 cơ sở). Qua kiểm tra, xác minh, 58/58 cơ sở đều có đầy đủ hồ sơ nguồn gốc lâm sản và thực hiện cập nhật thông tin, lưu trữ hồ sơ theo quy định; tuy nhiên, hoạt động của các cơ sở còn một số sai phạm, cụ thể: (1) Tại huyện Như Xuân: có 03 cơ sở tự ý chuyển đổi mục đích sử dụng đất nông nghiệp để xây dựng nhà xưởng trái phép; cơ quan chức năng đã xử phạt vi phạm hành chính với số tiền 67,5 triệu đồng; (2) Tại huyện Như Thanh: có 17 cơ sở vi phạm về đất đai, quy hoạch, xây dựng, sử dụng điện, PCCC&CNCH; tuy nhiên, UBND huyện Như Thanh chưa báo cáo kết quả chấp hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính và việc thực hiện biện pháp khắc phục đối với các cơ sở vi phạm; (3) Tại huyện Thạch Thành: đã phát hiện và xử phạt 03 cơ sở vi phạm về sử dụng đất đai, với số tiền 10,5 triệu đồng; đang hoàn thiện hồ sơ xử lý 02 cơ sở vi phạm về đăng ký kinh doanh07 cơ sở vi phạm về sử dụng đất đai.

 

- Đối với các huyện, thị xã, thành phố còn lại: Đến ngày 19/12/2023, có 15 huyện, thị xã, thành phố báo cáo kết quả kiểm tra, rà soát; trong đó: có 03 huyện không có cơ sở thu mua, chế biến gỗ rừng trồng (Đông Sơn, Quan Sơn, Nga Sơn); 09 đơn vị chưa phát hiện hoặc không phát hiện có cơ sở vi phạm (Bá Thước, Hà Trung, Hoằng Hóa, Quảng Xương, Vĩnh Lộc, Nông Cống, Quan Hóa, thị xã Bỉm Sơn, thành phố Sầm Sơn); 03 đơn vị đã kiểm tra phát hiện vi phạm (thành phố Thanh Hóa 01 cơ sở vi phạm quy định về lập sổ theo dõi nhập, xuất lâm sản; huyện Triệu Sơn có 05 cơ sở vi phạm quy định về đất đai, bảo vệ môi trường; thị xã Nghi Sơn 01 cơ sở vi phạm về đầu tư xây dựng). Các huyện còn lại (gồm: Cẩm Thủy, Hậu Lộc, Thiệu Hóa, Yên Định, Ngọc Lặc, Thọ Xuân, Thường Xuân, Lang Chánh, Mường Lát) chưa có báo cáo theo đề nghị của Sở Nông nghiệp và PTNT.

UBND tỉnh vừa công bố kết quả rà soát chính thức hộ nghèo, hộ cận nghèo định kỳ trên địa bàn tỉnh năm 2023. Theo đó, tại thời điểm rà soát (tháng 11/2023), toàn tỉnh có 1.002.395 hộ, với 3.872.946 nhân khẩu, trong đó: còn 35.320 hộ nghèo, chiếm 3,52% (giảm 14.573 hộ, tương ứng giảm 1,47% so với cuối năm 2022) và 55.797 hộ cận nghèo, chiếm 5,57% (giảm 13.149 hộ, tương ứng giảm 1,32% so với cuối năm 2022). Kết quả chia theo khu vực, vùng miền như sau:

 

(Phòng Tổng hợp - Văn phòng Tỉnh uỷ Thanh Hoá)